Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên thuộc huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 41 - 42)

Tên ngành Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt

Nam SL % SL % SL % Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,48 1 0,11 1 0,04 Lycopodiophyta Thông đất 2 0,96 3 0,33 21 0,86 Equisetophyta Mộc tặc 1 0,48 1 0,11 2 0,08 Polypodiophyta Dương xỉ 25 11,96 98 10,91 280 11,51 Pinophyta Hạt trần 6 2,87 13 1,45 14 0,58 Magnoliophyta Hạt kín 174 83,25 782 87,08 2114 86,92 Tổng 209 100 898 100 2432 100

Qua bảng 3.1ta thấy rằng hệ thực vật VQG Hoàng Liên có mặt đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam, trong đó, ngành Khuyết lá thông - Psilotophyta và ngành Mộc tặc - Equisetophyta là những ngành kém đa dạng nhất. Tỷ trọng của các ngành tập trung chủ yếu vào ngành Hạt kín - Magnoliophyta, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 2114 loài, 782 chi của 174 họ, chiếm tỷ trọng từ 83% đến 87% của cả hệ. Các ngành còn lại đáng kể là Dương xỉ - Polypodiophyta với tỷ trọng trung bình khoảng 11%, ngành Hạt trần - Pinophyta có tỷ trọng thấp, khoảng 1 đến 3%, thấp hơn nữa là ngành Thông đất – Lycopodiophyta.

* Các chỉ số đa dạng: Vườn Quốc Gia đã xác định được các chỉ số đa

dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính cho từng ngành (Bảng 3.3). Hệ thực vật Hoàng Liên có chỉ số họ là 11,64, tức là trung bình mỗi họ đều có từ 11 đến 12 loài. Chỉ số đa dạng chi là 2,71 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 3 loài. Số chi trung bình của mỗi họ là 4,3 hay trung bình mỗi họ đều có từ 4 đến 5 chi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên thuộc huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)