TT Tên họ Tên Việt Nam Số
loài % chi Số % 1 Orchidaceae Họ Lan 134 5,51 47 5,23 2 Rubiaceae Họ Cà phê 88 3,62 35 3,90 3 Asteraceae Họ Cúc 85 3,50 42 4,68 4 Rosaceae Họ Hoa hồng 85 3,50 17 1,89 5 Cyperaceae Họ Cói 76 3,13 14 1,56 6 Ericaceae Họ Đỗ quyên 74 3,04 10 1,11
7 Araliaceae Họ Nhân sâm 58 2,38 14 1,56
8 Theaceae Họ Chè 57 2,34 10 1,11
9 Poaceae Họ Lúa 56 2,30 38 4,23
10 Polypodiaceae Họ Ráng đa túc 53 2,18 16 1,78
10 họ đa dạng nhất (4,78% số họ) 766 31,50 243 27,06
11 Lamiaceae Họ Bạc hà 52 2,14 26 2,90
12 Myrsinaceae Họ Đơn nem 49 2,01 4 0,45
13 Dryopteridaceae Họ 44 1,81 10 1,11
14 Fagaceae Họ Dẻ 42 1,73 6 0,67
15 Moraceae Họ Dâu tằm 40 1,64 4 0,45
16 Lauraceae Họ Long não 39 1,60 12 1,34
17 Melastomataceae Họ Mua 37 1,52 16 1,78
18 Fabaceae Họ Đậu 37 1,52 21 2,34
19 Urticaceae Họ Gai 37 1,52 13 1,45
20 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 34 1,40 16 1,78 21 Scrophulariaceae Họ Hoa mõn chó 28 1,15 16 1,78 22 Convallariaceae Họ Tỏi đá 28 1,15 10 1,11
23 Woodsiaceae 27 1,11 7 0,78
24 Smilacaceae Họ Kim cang 27 1,11 2 0,22
25 Thelypteridaceae 26 1,07 16 1,78
26 Gesneriaceae Họ Thượng tiễn 25 1,03 10 1,11
Tổng (19,14% tổng số họ) 1338 55,02 432 48,11
Những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 10 họ đa dạng nhất, đó là những họ có số loài đông đảo nhất. Hệ thực vật VQG Hoàng Liên có 10 họ đa dạng nhất, mặc dù chỉ chiếm khiêm tốt 4,78% tổng số họ nhưng lại có số loài là 833 và số chi là 243, chiếm 31,5% tổng số loài và 27,06% tổng số chi của toàn hệ. Đó là các họ sau: Phong Lan - Orchidaceae, Hoa hồng - Rosaceae, Cà phê - Rubiaceae, Cúc - Asteraceae, Đỗ quyên - Ericaceae, Cói - Cyperaceae, Ráng đa túc- Polypodiaceae, Nhân sâm - Araliaceae, Chè - Theaceae và Lúa – Poaceae.
Trong số các họ đa dạng nhất thấy đa phần chúng đều là những họ giàu loài của Việt Nam, đặc biệt là họ Lan - Orchidaceae, họ Cà phê - Rubiaceae, họ Cúc - Asteraceae, họ Hoa hồng (Rosaceae), trong đó có nhiều họ mà sự có mặt đông đúc các thành viên của nó là một sự thể hiện tính chất của một hệ thực vật thuộc về á nhiệt đới trên núi hoặc ôn đới, các đại diện đó là: họ Đỗ quyên - Ericaceae, họ Hoa hồng - Rosaceae, họ Chè - Theaceae và họ Cúc - Asteraceae.
Trong số các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Hoàng Liên, chúng tôi thấy có họ Ráng đa túc - Polypodiaceae có đến 53 loài và được xếp vào một trong mười họ đa dạng. Điều đó một lần nữa khẳng định Hoàng Liên là một môi trường thuận lợi, thích hợp cho các loài Dương xỉ phân bố.
* Đa dạng bậc chi: Các chi đa dạng nhất: Hệ thực vật của VQG Hoàng
Liên có 31 chi có nhiều hơn 10 loài, chiếm 4,71% tổng số chi của hệ nhưng số loài thuộc về các chi này là 557 loài, chiếm 29,90% tổng số loài của hệ. 10 chi đa dạng nhất (chiếm 1,01% tổng số chi của hệ) có số loài là 280, chiếm 11,51% tổng số loài của toàn hệ, đó là các chi Carex (họ Cói - Cyperaceae),
Rhododendron (họ Đỗ quyên - Ericaceae), Rubus (họ Hoa Hồng - Rosaceae),
Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae), Smilax (họ Kim cang - Smilacaceae), Ardisia
Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae) và Eurya (họ Chè - Theaceae). Chi tiết được ghi ở Bảng 3.4 sau đây:
Qua bảng 3.4. ta thấy rằng: Trong số các chi đa dạng nhất ta bắt gặp
Carex, đó là một chi đại diện cho rừng nguyên sinh, cùng với Rhododendron,
một chi đại diện cho hệ thực vật á nhiệt đới núi vừa và ôn đới, chi Rubus với rất nhiều loài phân bố ở vùng ôn đới và vùng á nhiệt đới núi vừa. Điều đó vừa cho thấy tính chất của hệ thực vật Hoàng Liên là á nhiệt đới núi vừa, đồng thời cũng cho thấy giá trị của tính nguyên sinh, đặc sắc của hệ thực vật này.
Chi Asplenium là đại diện một lần nữa cho thấy tính đa dạng của Dương xỉ.
− Các chi thực vật tàn dư: khu vực còn có nhiều loài là đặc trưng cho thực vật á nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đệ tam, thuộc khu phân bố Việt Nam - Nam Trung Hoa còn sót lại (theo Thái Văn Trừng, 1978) như các chi sau:
Acer, Carex, Magnolia, Rhodoleia, Liquidambar, Ranuculus, Houdendron, Rehderodendron, Schisandra, Kadsura, Buddleja, Cornus, Fordiophyton,
Viola, Aniandra, Anneslea, Liriodendron, Sorbus, Potentilla, Manglietia…
* Thực vật quý hiếm:
•Các loài cần được bảo vệ theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Hệ thực vật Hoàng Liên có tổng số 72 loài được ghi nhận trong SĐVN, chiếm 3% tổng số loài của khu hệ và chiếm 23,86% tổng số loài quí hiếm trong SĐVN. Trong đó, số loài quí hiếm đang ở mức nguy cấp (cấp E) là 11 loài, hầu hết chúng đều là những loài cây thuốc quí như Hoàng liên gai - Berberis wallichiana, Berberis
julianae, Tế hoa - Asarum glabrum, Sâm vũ diệp - Panax bipinnatifidus, Hoàng