.1 Tình hình dân số tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh kon tum min (Trang 45 - 50)

Đơn vị tính: nghìn người

STT Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh tỷ lệ (%) Số lượng cấu Số lượng cấu Số lượng cấu 2016/ 2015 2016/ 2015 1 Tổng dân số 495,8 100 507,8 100 520 100 102,4 102,4 Thành thị 174,7 35,2 180,7 35,6 184,7 35,5 103,5 102,2 Nông thôn 321,2 64,8 327,1 64,4 335,3 64,5 101,8 102,5 2 Giới tính 495,9 100 507,8 100 520 100 102,4 102,4 Nam 264,1 53,3 270,6 53,3 275,5 53,0 102,4 101,8 Nữ 231,7 46,7 237,2 46,7 244,5 47,0 102,4 103,1

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum

Kon Tum có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm : Xơ Đăng, Bana,

Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Ngoài ra còn các tộc người từ các tỉnh di cư vào sinh sống trên địa bàn có dân số 16.722 người, cư trú rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Kon Tum là tỉnh nghèo miền núi, kinh tế phát triển chậm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm, có 02 khu công nghiệp nhưng hoạt động chưa hết công suất. Thu hút các nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Nền kinh tế Kon Tum hiện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng đây chỉ là những ngành dịch vụ sơ cấp. Công nghiệp hiện còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (GRDP) năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 8,10%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.530 tỷđồng, đạt 116,54% so với dự toán, tăng 2,51%. Tổng chi ngân sách nhà nước ước cả năm 6.481 tỷ đồng, đạt 95,45% dự toán, tăng 2,67%. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.224,72 tỷ đồng, tăng 21,01%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,39%. Hiện nay tỉnh Kon Tum đang chú trọng phát triển du lịch tại huyện Kon Plông, trồng cây sâm Ngọc Linh, Đảng sâm.

Đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Phần lớn người dân tộc thiểu số bản địa đều sống bằng nương rẫy. Người Ba Na, Giẻ Triênglàm ruộng, hoa màu chính là lúa,các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê; hoa màu phụ là ngô, mì cao sản, khoai, rau và cây ăn trái các loại. Lâm sản khá phong phú có thể khai thác được như gỗ lim, trắc hương, sao, gỗ tạp, thêm nữa là mây, tre, nứa, măng và hạt giẻ... Tình hình quốc phòng an ninh, trật tự an toàn được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo.

2.1.2. BHXH tỉnh Kon Tum:

2.1.2.1. Khái quát về BHXH tỉnh Kon Tum

BHXH tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 20/7/1995, sau gần 4 năm tái lập tỉnh (01/11/1991), điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn, nhận thức về chế độ BHXH, BHYT còn rất thấp… bước đầu thiếu thốn mọi bề, cả vềcơ sở vật chất và con người.

BHXH tỉnh Kon Tum đã không ngừng vượt khó vươn lên đạt được những thành quả rất đáng trân trọng, thiết thực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương. Nét nổi bật đầu tiên có thể kểđến là đối tượng gia BHXH, BHYT tăng mạnh hàng năm. Năm 1995 BHXH tỉnh được thành lập, số đối tượng tham gia BHXH chỉ dừng lại 11.194 lao động thì đến cuối năm 2017 là 38.745 lao động, tăng 27.551 người, gấp 3,5 lần. Năm 2003, khi BHYT vừa sáp nhập vào BHXH, số lượt chi khám chữa bệnh (KCB) chỉ ở con số 30,08 nghìn lượt, thì năm 2017 đã tăng lên hơn 33 lần so với năm 2003, lên 998,1 nghìn lượt KCB BHYT.

Trong 23 năm qua, BHXH tỉnh Kon Tum luôn thực hiện tốt chính sách BHYT, tạo thuận lợi cho tất cả các nhóm đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT, kiểm soát chặt chi phí KCB BHYT. Chất lượng giám định BHYT đạt nhiều bước tiến mới, từng bước đáp ứng sựhài lòng của tất cảcác nhóm đối tượng, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền lợi về BHYT cho nhân dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý quỹ BHYT được chú trọng cả vềcon người, lẫn trình độchuyên môn.

2.1.2.2. Vị trí và chức năng BHXH tỉnh

BHXH tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chếđộ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), Bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế hộ gia đình (sau đây gọi chung là BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh.

BHXH tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sởriêng.[13]

2.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Kon Tum

Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụtheo quy định, cụ thể:

Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT. Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Thu, chi các khoản đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT của các tổ chức và cá nhân tham gia; Giải quyết các chếđộ BHXH, BHYT; thực hiện tiếp nhận hồsơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh; Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định; Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng KCB BHYT;

Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo quy định; Quản lý, lưu trữ hồsơ tài liệu hành chính, nghiệp vụvà hồsơ đối tượng tham gia, hưởng các chếđộ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT.

Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc BHXH tỉnh. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Thực hiện chếđộ thông tin, báo cáo, thi đua-khen thưởng theo quy định.

Chủtrì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, để giải quyết các vấn đềcó liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo quy định.

Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT;

Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT. Thực hiện các nhiệm vụkhác do Tổng Giám đốc giao.[13]

2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Kon Tum

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Kon Tum

BHXH tỉnh Kon Tum có 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, 11 phòng nghiệp và 09 BHXH cấp huyện, thành phố. Làm việc theo chếđộ thủtrưởng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về cải cách chính sách BHXH, BHYT; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập nên trong thời gian tới BHXH tỉnh

Phó giám đốc Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Khai thác thu nợ Phòng Quản lý thu Phòng Chếđộ BHXH Kế hoạch Tài chính Giám đốc Giám định BHYT Thanh tra kiểm tra BHXH TP Kon Tum Phòng tiếp nhận và trả HS BHXH huyện Đăk Hà BHXH huyện Sa Thầy BHXH huyện Ngọc Hồi BHXH huyện I’AHrai BHXH huyện Đăk Glei Văn phòng Phòng Công nghệthông tin Phòng cấp sổ, thẻ BHXH huyện

Đăk Tô BHXH huyTu Mơ Rôngện

BHXH huyện Kon Plong BHXH huyện

Kon Rẫy

BHXH huyện, thành phố

sẽ cơ cấu lại về mặt tổ chức, sát nhập lại các phòng nghiệp vụcó chức năng tương đồng, hướng đến thành lập BHXH khu vực.

2.2. Thực trạng công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh Kon Tum 2.2.1. Giao dự toán, kế hoạch thu, chi bảo hiểm y tế 2.2.1. Giao dự toán, kế hoạch thu, chi bảo hiểm y tế

2.2.1.1 Giao dự toán, kế hoạch thu:

Căn cứ lập dự toán, kế hoạch: Vào đầu năm tài chính căn cứ vào kế hoạch được BHXH Việt Nam giao vềthu BHYT, Phòng Thu lập kế hoạch thu để giao cho BHXH các huyện, thành phố thực hiện việc thu nộp vào tài khoản thu của cơ quan BHXH.

Nội dung lập kế hoạch thu: Gồm các chỉ tiêu về số người tham gia, số tiền đóng. Căn cứ để giao dựtoán thu BHYT là số thực hiện của năm liền kềvà quỹ tiền lương thực hiện hàng năm, quy mô mở rộng đối tượng tham gia của địa phương, kế hoạch năm sau cao hơn năm trước từ 10 đến 20%.

Giao chỉ tiêu, kế hoạch: hàng năm vào tháng 11, BHXH Việt Nam trên cơ sở tổng hợp chung của các tỉnh, thành phố có đề nghị điều chỉnh giảm, tăng số thu BHYT do các nguyên nhân khách quan và được BHXH Việt Nam chấp thuận ban hành quyết định giao chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh kon tum min (Trang 45 - 50)