.18 Kết quả đánh giá của những người tham gia BHYT năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh kon tum min (Trang 74 - 113)

Các nhận định Số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tuyên truyền 150 1.00 5.00 3.4933 0.70231 Mức đóng 150 1.00 5.00 3.9133 0.77664 Thủ tục 150 2.00 5.00 4.0867 0.60130 Hưởng quyền lợi 150 3.00 5.00 4.1533 0.57623 Sựphân biệt 150 1.00 5.00 3.7733 0.73409 Sựđón tiếp 150 2.00 5.00 3.6133 0.74893 Chờđợi 150 1.00 5.00 3.2733 0.83463

Trang thiết bị, thuốc, DVYT 150 1.00 5.00 3.4400 0.69010 Chuyển tuyến 150 1.00 5.00 3.9000 0.63192 Chất lượng KCB 150 1.00 5.00 3.5400 0.79958

Hài lòng 150 1.00 5.00 3.9200 0.75547

Valid N (listwise) 150

Nguồn kết quả xửlý số liệu khảo sát của tác giả

Nhận định số 1: Thường xuyên được nghe tuyên truyền vềchính sách, quyền lợi BHYT có điểm trung bình là 3,49 được xếp vào mức bình thường. Chi tiết có 2% hoàn toàn không đồng ý, 2% không đồng ý, 44,7% đánh giá bình thường, 47,4% đồng ý, 4% hoàn toàn đồng ý. Như vậy, nhìn chung việc thường xuyên công tác

tuyên truyền về chính sách, quyền lợi BHYT đánh giá bình thường, có triển khai nhưng chưa thật sự đến với tất cả người dân ở các vùng sâu vùng xa, người lao động.

Nhận định số 2: Mức đóng BHYT hiện nay phù hợp với điều kiện của người tham giacó điểm trung bình là 3,9 được xếp vào mức đồng ý. Chi tiết có 1,3% hoàn toàn không đồng ý, 2% không đồng ý. Như vậy, đánh giá chung mức đóng BHYT hiện nay khá phù hợp với thu nhập của người dân. Với mức đóng BHYT hộ gia đình 702.000 đồng/năm chia theo ngày thì người dân chỉ chi 1.923 đồng/1 ngày để có được thẻ BHYT.

Nhận định số 3: Thủ tục tham gia, đóng BHYT thuận tiệncó điểm trung bình là 4,086 được xếp vào mức đồng ý. Như vậy, Như vậy, đánh giá chung việc triển khai các thủ tục tham gia, đóng BHYT của ngành BHXH đã đáp ứng được yêu cầu của người tham gia. Với sự phát triển của công nghệ thông tin đặt biệt là điện thoại di động, ngành BHXH cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT số hóa thông tin người tham gia để phục vụ đối tượng tốt hơn.

Nhận định số 4: Người đóng BHYT được hưởng đầy đủ quyền lợi khi khám chữa bệnh có điểm trung bình là 4,15 được xếp vào mức đồng ý. Chi tiết có 10% đánh giá bình thường, 64,7% đánh giá đồng ý, 25,3% đánh giá hoàn toàn đồng ý, không có phiếu nào đánh giá hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý. Như vậy, đa số đối tượng điều tra đánh giá tốtvề việc hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh bằng BHYT. Theo nhận thức của người tham gia, KCB bằng BHYT đáp ứngcác yêu cầu cơ bản là tốt rồi, nếu họ muốn được chăm sóc tốt hơn thì khó có thể như ý muốn vì KCB BHYT rấtđông và mà khả năng của các cơ sở KCB thì có hạn.

Nhận định số 5: Cơ sở y tế không có sự phân biệt khi đi KCB giữa người có

thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT có điểm trung bình là 3,77 được xếp vào mức đồng ý. Chỉ có 1,3% hoàn toàn không đồng ý, 2,7% không đồng ý. Như vậy, đối tượng khảo sát đánh giákhông có sự phân biệt khi đi khám chữa bệnh BHYT và khám viện phí. Điều này dễ hiểu là tỷ lệ người có thẻ BHYT tại tỉnh Kon Tum lên đến 88,3%.

Nhận định số 6: Người bệnh BHYT được đón tiếp, hướng dẫn tận tình khi đi

KCBcó điểm trung bình là 3,61 được xếp vào mức đồng ý. Có đến 42,7% đánh giá ở mức bình thường, 41,3% đồng ý, 12% hoàn toàn đồng ý, 4% không đồng ý. Như

vậy, đánh giá chung người bệnh BHYT khi đi KCB được đón tiếp, hướng dẫn tận

tình khi đi KCB, người bệnh đánh giá cao sự đổi mới trong việc KCB BHYT của các cơ sở y tế.

Nhận định số 7: Người bệnh BHYT phải chờđợi lâu khi đi KCB tại cơ sở y tế

có điểm trung bình là 3,27 được xếp vào mức bình thường. Với việc thường xuyên đi KCB tại các cơ sở y tế, việc lấy số, xếp hàng để được KCB đã trở nên bình thường, người bệnh có sự chia sẽ với điều kiện nhân lực của các cơ sở y tế, hài lòng với việc chờ đợi để được KCB.

Nhận định số 8: Trang thiết bị, máy móc y tế, thuốc chữa bệnh và các dịch vụ liên quan đảm bảo tốt có điểm trung bình là 3,44 được xếp vào mức bình thường. Chi tiết có 0,7% hoàn toàn không đồng ý, 6,7% không đồng ý, 43,3% đánh giá bình thường, 46,7% đồng ý, 2,7% hoàn toàn đồng ý. Nhìn chung các cơ sở y tế đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, máy móc y tế, thuốc và các dịch vụ kỹ thuật đáp ứng đảm bảo được nhu cầu KCB BHYT tại nơi KCB ban đầu.

Nhận định số 9: Nếu cơ sở KCB ban đầu không điều trị được, người bệnh có

thể dễdàngđược chuyển lên tuyến trênlà 3,9được xếp vào mức đồng ý. Chi tiết có 0,7% hoàn toàn không đồng ý, 2% đánh giá không đồng ý, 15,3% đánh giá bình thường, 70,7% đồng ý, 11,3% hoàn toàn đồng ý. Như vậy quá trình thanh toán chi phí KCB BHYT khi chuyển lên tuyến cao hơn vẫn được diễn ra thuận lợi cho người bệnh, nhân viêny tế làm đúng quy định.

Nhận định số 10: Chất lượng dịch vụ KCB BHYT được đảm bảo có điểm trung bình là 3,54 được xếp vào mức đồng ý. Có tới 55,2% đánh giá đồng ý, số phiếu hoàn toàn không đồng ý chỉ chiếm 2%. Đánh giá chung chất lượng dịch vụ KCB BHYT đáp ứng được cơ bản nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.

Nhận định số 11: Về sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ BHYT có điểm trung bình là 3,92 được xếp vào mức đồng ý. Chi tiết có 1,3% hoàn toàn không đồng ý, 1,3% đánh giá không đồng ý, 20,7% đánh giá bình thường, 57,3% đồng ý, 19,3% hoàn toàn đồng ý. Đánh giá chung chất lượng dịch vụKCB BHYT đáp ứng được cơ bản nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, người tham gia BHYT hài lòng với số tiền họ phải bỏra khi tham gia BHYT và được hưởng quyền lợi tương xứng.

Câu hỏi mở rộng có 16/150 phiếu góp ý như sau:

1. Triển khai thêm dịch vụ kỹ thuật: siêu âm, thuốc tốt (5 ý kiến) 2. Nâng cao chất lượng phục vụ trong KCB BHYT

3. Tăng cường, cải thiện chất lượng KCB.

4. Nâng cao chất lượng KCB tuyến xã (3 ý kiến).

5. Thực hiện thông tuyến toàn quốc, người tham gia BHYT được chọn nơi KCB ban đầu theo nguyện vọng.

6. Trang bịmáy móc, thiết bị y tế tốt hơn (2 ý kiến). 7. Đề nghịkhông tăng mức đóng.

8. Cung cấp đầy đủcác loại thuốc trong danh mục BHYT.

9. Nâng cao trình độbác sĩ, đào tạo bài bản để phục vụngười bệnh

2.3.3 Hạn chế của phương pháp nghiên cứu - Có nhiều tính chủ quan: - Có nhiều tính chủ quan:

Trong luận văn, tác giả nghiên cứu bắt đầu bằng một phương thức tương đối mởlà phỏng vấn với 40 người là lãnh đạo, viên chức, nhân viên ngành Bảo hiểm xã hội, y tế và 150 người tham gia KCB BHYT. Trong đó tập trung vào đối tượng người đi khám chữa bệnh BHYT. Do dựa vào các quan điểm thường là không có hệ thống, việc nắm được quyền lợi, nghĩa vụcòn hạn chếnên trong quá trình xử lí dữ liệu sẽnghiêng vềtính chủ quan của đối tượng nghiên cứu.

- Vấn đề khái quát hóa bị hạn chế: Phạm vi của luận văn chỉ hạn chếở tỉnh Kon Tum nên những trường hợp tại đây không thểđại diện cho một bộ phận lớn các trường hợp khác ở những địa phương mà điều kiện kinh tếxã hội khác nhau.

- Thiếu sự minh bạch:

Những đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát không ghi rõ họ và tên vì tác giảcũng không thể trình bày quá trình chọn lựa người quan sát hay đối tượng khảo sát nên không xét vấn đề này. Tuy nhiên, sự thiếu sự minh bạch ở đây thể hiện qua cách thức chọn mẫu. Với cách thức chọn mẫu cho số liệu sơ cấp của phương pháp nghiên cứu, là mẫu mà tác giả cho rằng có tính chất phù hợp với vấn đề thông tin cần khai thác, như vậy mang tính chủ quan của tác giả. Với phương pháp khai thác

thông tin từ việc tìm thêm mẫu nghiên cứu: khi đã có mối quan hệthân quen với các lãnh đạo, nhân viên ngành BHXH, ngành y tế có thể nhờ mối quan hệ đó để tìm thêm những mẫu nghiên cứu khác. Tuy nhiên, phương pháp này không thật sự minh bạch, khó có thể kiểm chứng những thông tin thu thập được, có thể những viên chức ngành y tế, bảo hiểm xã hội ngại va chạm, người bệnh sợ đánh giá đúng thì khi đi khám chữa bệnh sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến việc chạy số liệu từ phần mềm SPSS cũng chưa thật sự minh bạch, khách quan.

2.4. Đánh giá chung công tác quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 2.4.1. Ưu điểm 2.4.1. Ưu điểm

BHXH Tỉnh Kon Tum thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản có liên quan đến chính sách BHYT; Nhận thức vềpháp luật BHXH, BHYT của đơn vị SDLĐ, người lao động được nâng lên; người dân đã thấy được tính nhân văn, nhân đạo về chính sách BHYT, những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT, phân biệt được BHYT khác với các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

Công tác KCB BHYT cho nhân dân ngày càng được quan tâm, từng bước đáp ứng tốt hơn về yêu cầu KCB của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ bao phủ đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng, từng bước tiến tới BHYT toàn dân.

Việc giải quyết và chi trả chế độ BHYT thực hiện đảm bảo quy trình, quy định. Đảm bảo việc quản lý, sử dụng Quỹ BHYT. Công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp với cơ quan BHXH bằng quy chế phối hợp một cách cụ thể, thiết thực để triển khai đồng bộ các chính sách BHYT; cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu KCB của người dân được tăng cường.

Việc tạm ứng và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT đảm bảo chặt chẽ theo quy định.

Chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chếđộ, chính sách BHYT được đảm bảo.

Công tác kiểm tra giám sát được triển khai thường xuyên, với sự hỗ trợ của các phầ ềm công nghệthông tin.

2.4.2. Tồn tại

Công tác tuyên truyền, phổ biến về chế độ, chính sách BHXH, BHYT đến người dân vùng sâu, vùng xa chưa đạt hiệu quảnhư mong đợi.

Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT còn chậm, lao động thuộc diện BHYT bắt buộc tham gia chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật, số người tham gia BHYT hộgia đình còn ítchưa tương xứng với tiềm năng.

Tỷ lệngười tham gia BHYT so với đối tượng cần mở rộng tham gia còn thấp. Tình trạng nợđọng BHYT diễn ra phức tạp.

Việc cung cấp dịch vụ KCB tại một sốcơ sở y tế nhất là tuyến huyện, tuyến xã vẫn còn hạn chế, chất lượng KCB chưa caochưa đápứng được nguyện vọng của người tham gia BHYT. Còn có tình trạng trục lợi quỹ BHYT.

Việc khởi kiện theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT năm 2014 còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện được.

Số cuộc kiểm tra chuyên đề về lĩnh vực KCB BHYT ít được thực hiện, chưa phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm hành chính nào vềlĩnh vực KCB BHYT trong giai đoạn 2015-2017.

Các cơ sở y tế phản ánh thời gian thanh, quyết toán chi phí KCB chậm. Việc giao dựtoán chi phí KCB chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở y tế.

2.4.3. Nguyên nhân

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT trong những năm qua tuy có tăng nhưng chưa bền vững và vẫn chủ yếu là các nhóm đối tượng trong diện bắt buộc.

Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình còn rất khó khăn. Hiện nay, còn khoảng 11,75% dân số cả tỉnh chưa tham gia BHYT, bao gồm lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xã viên các hợp tác xã, lao động tự do và một phần đáng kể lao động trong các làng nghềvà khu vực nông thôn.

Đối tượng học sinh phải tham gia BHYT bắt buộc nhưng đến cuối năm 2017 vẫn còn hơn 10.000 học sinh chưa tham gia.

Công tác tuyên truyền vềchính sách BHYT chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện thường xuyên, chưa có sự

phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Nhiều đơn vị còn coi đây là nhiệm vụ của Ngành BHXH nên chưa thực sựquan tâm đến việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Các hình thức tuyên truyền ít phong phú chưa tới được tận thôn làng, hiệu quảchưa cao.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền và thực thi pháp luật về BHXH, BHYT tại một số địa phương, đơn vị chưa quyết liệt.

Sự phối hợp và vào cuộc của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội, các đoàn thểcũng chưa đồng bộvà chưa thường xuyên.

Công tác KCB BHYT có lúc, có nơi chưa đáp ứng được sựhài lòng của người bệnh. Thủ tục hành chính tuy có được cải thiện nhưng chưa thật sự giản tiện. Tình trạng quá tải, lạm dụng quỹ BHYT vẫn còn xảy ra ở một sốcơ sở KCB.

Nhận thức về trách nhiệm chấp hành chính sách pháp luật BHXH, BHYT của một số doanh nghiệp chưa cao, tình trạng chậm đóng, nợđọng BHXH, BHYT diễn ra phổ biến trên diện rộng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đội ngũ đại lý thu BHXH, BHYT hoạt động chưa hiệu quả. Số lượng nhân viên làm đại lý thu BHXH, BHYT còn quá mỏng, chưa phủ rộng được đến tận tổ dân phố, thôn, làng. Tỷ lệ nhân viên đại lý thu bưu điện chiếm tỷ lệ lớn (66%) nhưng nhân viên đại lý thu bưu điện làm nhiều dịch vụ, không chuyên công tác khai thác, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT, chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹchính sách BHXH, BHYT, khảnăng tuyên truyền, thuyết phục còn hạn chế, giải đáp thắc mắc cho người dân về chếđộ BHXH, BHYT còn lúng túng, chưa chủđộng trong công tác khai thác, vận động mà chủ yếu là để người dân tựtìm đến khi có nhu cầu tham gia BHXH, BHYT.

Vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi giải quyết chế độ, nhất là các doanh nghiệp giải thể, phá sản. Còn nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động, còn khoảng 5.000 lao động chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Mặc dù số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng hàng năm nhưng số người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện tăng chậm. Diện bao phủ BHXH, BHTN còn thấp so với lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Sốngười tham gia BHYT chủ yếu là đối tượng cùng tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng. Còn nhiều người dân chưa tham gia BHYT (khoảng 46.100 người), chỉ khi đau ốm mới tham gia. Học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT khoảng 10.000 em.

Chương 3. GIẢI PHÁP, HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ BHYT TẠI TỈNH KON TUM

3.1. Quan điểm cơ bản về quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh Kon Tum

Quản lý quỹ BHYT phải bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của con người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội.

Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng đối với mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh kon tum min (Trang 74 - 113)