CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về vấn đề xếp hạng các cơ sở giáo dục
1.1.3.1. Các nghiên cứu về xếp hạng
Với quá trình đại chúng hóa GDĐH và thương mại hóa trong GD toàn cầu, xếp hạng ĐH là hệ quả tất yếu. Điều này được thể hiện thông qua sự so sánh, phân loại giữa các trường ĐH trên thế giới. Kết quả xếp hạng giúp cho trường ĐH xác định được vị thế và uy tín của đơn vị, đồng thời điều chỉnh chiến lược phát triển của trường. Bên cạnh đấy, kết quả xếp hạng trường ĐH không chỉ giúp cho sinh viên chọn lựa nơi để học tập, rèn luyện mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp hoặc các công ty, tổ chức quan tâm, đầu tư. Hiện nay, cũng như phân tầng GDĐH, các nhà khoa học rất quan tâm và có nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về xếp hạng như:
Với nghiên cứu “Việc xếp hạng trường ĐH bằng các chỉ số nghiên
cứu, giảng dạy, môi trường” (2010), nhóm tác giả Rebeka Lukman, Damjan
Krajnc, Peter Glavic giới thiệu một mô hình, được cho phép so sánh giữa các trường ĐH liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy và môi trường. Mục đích của nghiên cứu này là để cải thiện phương pháp và các chỉ số của các bảng xếp hạng hiện tại. Chỉ số ba chiều, cung cấp thông tin đơn giản về chất lượng của các trường ĐH. Nó cho phép phát hiện nhanh chóng những điểm yếu, điểm mạnh và cơ hội cho các trường ĐH. Trọng số của các chỉ số được xác định bằng cách sử dụng quá trình phân cấp phân tích (AHP). Kết quả của AHP đã
chỉ ra rằng chỉ số định hướng nghiên cứu là quan trọng nhất. Đề xuất mô hình đã được thử nghiệm trên một mẫu của 35 trường ĐH hàng đầu từ ARWU (xếp hạng học thuật của trường ĐH Thế giới), các bảng xếp hạng Times và một bảng xếp hạng mới - ĐH ba chiều Xếp hạng (TUR) đã được phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa ARWU và TUR là tương quan trung bình.
Với nghiên cứu “Phân nhóm và xếp hạng các trường ĐH chuyên ngành khai thác dữ liệu và các thuật toán AHP – Nghiên cứu trường hợp ở
Iran” của nhóm tác giả A. Rad, B. Naderi, M. Soltani (2011), nghiên cứu xem
xét các vấn đề của nhóm và xếp hạng các trường ĐH chuyên ngành ở Iran. Tám tiêu chuẩn khác nhau được xác định và 177 chuyên ngành ĐH hiện tại được so sánh trên các tiêu chuẩn này. BYK - phương tiện giải thuật, chuyên ngành ĐH được nhóm dựa trên sự tương đồng và khác biệt. Sau đó, bằng thuật toán AHP, nhóm tác giả xếp hạng các trường ĐH chuyên ngành.
Với nghiên cứu “Tác dụng việc xếp hạng trường ĐH: Tầm quan trọng của bảng xếp hạng và cạnh tranh xuất sắc cho sự chọn lựa trường ĐH của các sinh viên có năng lực cao”, tác giả Julia Horstschräer (2012) phân tích những sinh viên có năng lực cao đáp ứng với các chỉ số khác nhau về chất lượng trường ĐH khi xin vào trường ĐH. Đồng thời, tác giả đánh giá mô hình tiện ích ngẫu nhiên sử dụng dữ liệu hành chính của trường y tế ở Đức. Dựa trên sự thay đổi của chỉ số chất lượng theo thời gian, tác giả có thể phân biệt được những câu trả lời để thay đổi chất lượng chỉ số từ kiến thức cơ bản liên quan đến sức hút các trường ĐH.
Với nghiên cứu “Ảnh hưởng của phương pháp đếm trên bảng xếp hạng
các trường ĐH dựa trên số lượng bài báo và số lượng trích dẫn”, nhóm tác
giả Chi-Shiou Lin, Mu-Hsuan Huanga, Dar-Zen Chen (2013) đã chỉ ra rằng trong thời đại của việc tăng cường khoa học công nghệ, kiểm định bài báo của
nhiều tác giả trở thành một vấn đề quan trọng về phương pháp luận trong nghiên cứu đánh giá. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chọn 300 trường ĐH hàng đầu về vật lý vào năm 2011 HEEACT xếp hạng như đối tượng nghiên cứu. Tác giả so sánh bảng xếp hạng các trường ĐH tạo ra từ bốn phương pháp khác nhau về đếm (tức là toàn bộ đếm, đếm thẳng sử dụng tác giả đầu tiên, đếm thẳng sử dụng tác giả tương ứng, và đếm phân đoạn) để hiển thị số lượng bài báo và số lượng trích dẫn. Các cấp bậc ĐH sau này bị ảnh hưởng bởi tính lựa chọn phương pháp. Đếm được dựa trên vật lý hồ sơ bài báo từ 1988 đến 2008, được lập chỉ mục trong ISI WoS. Kết quả cho thấy phương pháp tính ảnh hưởng đến các trường ĐH trong phạm vi trung bình hơn những người trong phạm vi trên hoặc dưới. Số lượng trích dẫn cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn số lượng bài báo. Mối tương quan giữa bảng xếp hạng được tạo ra từ toàn bộ đếm và những phương pháp khác là thấp hay tiêu cực trong phạm vi trung bình. Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu này kết luận rằng đếm thẳng và đếm phân đoạn là sự lựa chọn tốt hơn cho số lượng bài báo và số lượng trích dẫn trong nghiên cứu đánh giá tổ chức.
Bên cạnh, các nghiên cứu của nước ngoài, các nhà khoa học trong nước cũng có những bài viết về xếp hạng.
Với nghiên cứu “Xếp hạng ĐH và chất lượng GD” của tác giả Nguyễn Tấn Đại, Vũ Thị Phương Anh (2011), nghiên cứu đề cập đến hai dạng xếp hạng là xếp hạng tổng thể toàn bộ trường ĐH và xếp hạng theo đặc thù chuyên ngành. Nghiên cứu đã trình bày tóm tắt các bảng xếp hạng đang được dùng để xếp hạng các trường ĐH. Bên cạnh đấy, nhóm tác giả cũng đặt ra các vấn đề trong xếp hạng ĐH. Cụ thể đó là xếp hạng và vai trò, sứ mạng của trường ĐH, những điểm bất ổn trong phương pháp xếp hạng, xếp hạng ĐH và chất lượng ĐH. Tóm lại, qua nghiên cứu, tác giả muốn các trường ĐH biết rằng không phải định ra một số điểm cần đạt được hay một thứ hạng cần vượt
qua trong bảng xếp hạng quốc tế mà là phân tích các chỉ số cụ thể để hiểu rõ kết quả xếp hạng; giúp các nhà chức trách biết rằng bảng xếp hạng chỉ là công cụ để khuyến khích văn hóa chất lượng; giúp cho sinh viên, gia đình và nhà tuyển dụng biết rằng bảng xếp hạng là nguồn cung cấp thông tin và tạo kênh thảo luận đa chiều.
Với nghiên cứu “Xếp hạng các trường ĐH” của tác giả Phạm Xuân Thanh (2010), nghiên cứu cũng tổng quan về vấn đề xếp hạng và các hệ thống xếp hạng hiện nay trên thế giới. Tác giả đã chỉ ra rằng các hệ thống xếp hạng đều sử dụng thông tin đầu vào, mặc dù cách tiếp cận theo quá trình và đầu ra được cho là hợp lý hơn. Hệ thống xếp hạng muốn xem GDĐH như một sản phẩm hàng hóa, nhưng chưa thành công trong việc đánh giá chất lượng GD thông qua sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đấy, tác giả cũng đã xây dựng một hệ thống xếp hạng các trường ĐH Việt Nam theo 6 tiêu chí, 30 chỉ số với các trọng số tương ứng.
Với nghiên cứu “Phương pháp và các tiêu chí xếp hạng các trường ĐH Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Nga và đồng sự (2010), nghiên cứu cho thấy các phương pháp xếp hạng có những điểm mạnh nhất định và đồng thời có những điểm cần được cải tiến, hoàn thiện. Nhóm nghiên cứu đã phân tích quá trình xếp hạng các trường ĐH trong một số quốc gia và 5 tổ chức xếp hạng các trường ĐH theo khu vực và trên toàn thế giới đã dùng. Từ đó, nhóm đã đề xuất phương pháp xếp hạng và các tiêu chí xếp hạng các trường ĐH Việt Nam. Tác giả thực hiện việc xếp hạng dựa vào 2 hoạt động chính của trường ĐH là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các trọng số của hai lĩnh vực trong bảng xếp hạng tổng thể chung cho từng nhóm các trường ĐH và tổng thể; các tiêu chí xếp hạng và trọng số các tiêu chí xếp hạng.
Tác giả Phạm Thị Ly (2010) với nghiên cứu “Đánh giá xếp hạng các trường ĐH kinh nghiệm từ thực tiễn của phương Tây, Trung Quốc và những
xu hướng mới trên thế giới”, tác giả trình bày mục tiêu ban đầu của việc xếp
hạng các trường ĐH, những tác động của việc xếp hạng đối với các bên liên quan đã diễn ra trong thực tiễn như thế nào ở phương Tây và ở Trung Quốc, cũng như những diễn biến gần đây nhất trong việc xếp hạng ĐH trên thế giới. Tác giả kết luận rằng, bên cạnh việc tồn tại những nhược điểm, các hệ thống xếp hạng ĐH cấp quốc gia và quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Một mặt, các tổ chức thực hiện việc xếp hạng cần cải thiện hệ thống tiêu chí và phương pháp đo lường, cũng như cần bảo vệ sự khách quan và chính trực của mình trong quá trình thực hiện. Mặt khác, các bên liên quan cần tỉnh táo hơn trong việc sử dụng kết quả xếp hạng, và cần lưu ý những tác động tiêu cực của việc xếp hạng, chẳng hạn như tâm lý cố đạt thứ hạng cao bằng cách chạy theo các chỉ số và thành tích đơn thuần về số lượng.
Như vậy, các nghiên cứu trong nước căn cứ vào kết quả các nghiên cứu nước ngoài về xếp hạng để đặt ra các vấn đề về xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam. Đồng thời các nghiên cứu cũng đề xuất các tiêu chí, chỉ số và trọng số phục vụ cho việc xếp hạng.