CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
2.2 Quy trình nghiên cứu
Mục đích của việc sử dụng chỉ số thực hiện phân loại cơ sở GDĐH là nhằm phân loại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay, từ đó có những chính sách, đầu tư phù hợp cho từng cơ sở GD. Bộ chỉ số thực hiện được xây dựng theo quy trình sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu
Hồi cứu các tài liệu, các công trình về phân tầng cơ sở giáo dục đại học, xếp hạng và chỉ số thực hiện.
Tìm hiểu và so sánh những tiêu chí xếp hạng của các tổ chức nước ngoài và tiêu chí đề xuất cho việc xếp hạng trong nước.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới đề tài. Bước 2: Phân tích thực trạng cơ sở giáo dục đại học
Thực hiện khảo sát, quan sát, phỏng vấn thu thập thông tin về một số cơ sở GD hiện nay thông qua báo cáo 3 công khai và một số cán bộ quản lý của các trường ĐH ở phía Nam.
Bước 3: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu Bước 4: Xây dựng các chỉ số thực hiện
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, tiến hành:
Xây dựng các tiêu chí và chỉ số phân loại.
Thiết lập các mức độ đánh giá tương ứng cho từng chỉ số. Bước 5: Phân tích, đánh giá các chỉ số thực hiện
Tiến hành nhập dữ liệu từ các phiếu khảo sát lấy ý kiến. Sử dụng phần mềm thống kê, tính toán để xử lý số liệu nhập. Phân tích kết quả xử lý.
Bước 6: Thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện
Lập danh sách các trường thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện phân loại.
Dùng bộ chỉ số đã xây dựng thử nghiệm thông qua các số liệu thứ cấp từ các báo cáo 3 công khai.
Bước 7: Lấy ý kiến khảo sát về bộ chỉ số thực hiện đã xây dựng và thử nghiệm.
Lập phiếu lấy ý kiến về bộ chỉ số thực hiện đã xây dựng và thử nghiệm.
Bước 8: Viết báo cáo nhận xét và hoàn thiện bộ chỉ số thực hiện Tổng hợp các kết quả đã phân tích dựa trên số liệu tính toán. Viết báo cáo nhận xét về kết quả phân tích. Hoàn thiện bộ chỉ số thực hiện theo các ý kiến của cán bộ, giảng viên.
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn 2.3. Cách thức nghiên cứu 2.3. Cách thức nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để xây dựng bộ chỉ số, nghiên cứu được thực hiện bởi 2 bước: (1) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính;
(2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Cụ thể:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia GD và lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát các nhóm đối tượng như lãnh đạo, cán bộ quản lý và giảng viên.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu
Để có được những thông tin xác thực và giá trị cho đề tài, tác giả sẽ thực hiện việc phỏng vấn và xin ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên cụ thể như sau:
Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý, các thầy cô chuyên gia của một số trường ĐH ở TP. Hồ Chí Minh để lấy ý kiến dự thảo bộ chỉ số.
Khảo sát 250 cán bộ, giảng viên của 5 trường ĐH về việc xây dựng bộ chỉ số được xây dựng bằng phiếu khảo sát.
Xin ý kiến 37 cán bộ quản lý và giảng viên của các trường ĐH về bộ chỉ số sau khi thử nghiệm và có điều chỉnh lần 1.
2.3.3. Công cụ khảo sát, đánh giá
Để thực hiện việc xây dựng bộ chỉ số phân loại các cơ sở GD đai học ở Việt Nam, thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau, gồm:
Nghiên cứu các báo cáo tự đánh giá, báo cáo 3 công khai.
Phỏng vấn bán cấu trúc đại diện Ban giám hiệu, cán bộ quản lý và chuyên gia (theo các câu hỏi được xây dựng trước khi phỏng vấn). Nội dung phỏng vấn là những ưu, khuyết điểm, hiệu quả/bất cập của cơ cấu tổ chức hiện tại.
Dùng phiếu lấy ý kiến để hỏi ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý và giảng viên về Bộ chỉ số do đề tài xây dựng được.
2.3.4. Tổ chức khảo sát
2.3.4.1. Phỏng vấn bán cấu trúc
Tác giả đã trực tiếp phỏng vấn Ban giám hiệu trường, cán bộ quản lý và chuyên gia theo nội dung đã được xây dựng như mô tả trong phụ lục 1.
2.3.4.2. Xây dựng phiếu khảo sát cán bộ quản lý
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và trên cơ sở mô hình nghiên cứu, nội dung của phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý được xây dựng với các nội dung sau:
(1) Thông tin chung về người cung cấp thông tin: họ tên (có thể không cung cấp), giới tính, tuổi, đơn vị công tác, vị trí công tác, học hàm, học vị;
(2) Nhân tố 1: Nghiên cứu khoa học; (3) Nhân tố 2: Đào tạo – giảng day; (4) Nhân tố 3: Giảng viên - sinh viên;
(5) Nhân tố 4: Tài chính - cơ sở vật chất – học liệu
Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý được chia thành hai phần: Phần 1: Thông tin cá nhân gồm nội dung nêu tại mục (1) nêu trên với 5 câu hỏi về các thông tin cá nhân.
Phần 2: Nội dung khảo sát với 33 câu hỏi: Nhân tố 1 có 9 câu hỏi
Nhân tố 2 có 8 câu hỏi Nhân tố 3 có 9 câu hỏi Nhân tố 4 có 7 câu hỏi
Mỗi câu hỏi là một chỉ số để cán bộ quản lý được khảo sát cân nhắc và xác định mức độ đồng ý theo thang đo Likert như sau:
Rất không cần thiết
Không cần thiết
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
1 2 3 4 5
Để đảm bảo chất lượng của phiếu khảo sát và chất lượng của kết quả khảo sát, tác giả đã tiến hành khảo sát 250 giảng viên, cán bộ quản lý của 5 trường ĐH ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel, SPSS và Quest để nhập dữ liệu, tính toán và xử lý số liệu theo mô hình Rasch.
Phiếu khảo sát được thiết kế với 33 câu hỏi để đo lường 4 nhân tố. Vì thế, ban đầu tác giả xem xét độ tin cậy và phù hợp của các câu hỏi đo từng nhân tố. Sau khi loại bỏ các câu hỏi không phù hợp của từng nhân tố, tác giả xem xét độ tin cậy và phù hợp của tất cả các câu hỏi còn lại trong phiếu khảo sát.
2.3.4.3. Lấy ý kiến cán bộ quản lý – giảng viên.
Tác giả đã gửi phiếu lấy ý kiến đến 37 Cán bộ quản lý – giảng viên theo 2 phương thức là văn bản và email cá nhân. Việc thu thập ý kiến được thực hiện qua email nhanh chóng, thuận lợi; đồng thời cũng giúp tiết kiệm chi phí.
Các bước tổ chức thu thập:
(1) Trình bày vấn đề nghiên cứu với Ban giám hiệu, chuyên gia và đề đạt nguyện vọng, mục đích nghiên cứu;
(2) Trao đổi với cán bộ quản lý về mục đích của đợt lấy ý kiến, nội dung phiếu lấy ý kiến và hướng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu lấy ý kiến qua email và đường bứu điện.
(3) Thu phiếu trả lời
2.3.4.4. Thời điểm khảo sát
Thời gian thực hiện khảo sát từ 11/8/2014 đến 15/9/2014.
Chương 2 trình bày các căn cứ để xây dựng Bộ chỉ số thực hiện phân loại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam: căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Bên cạnh đấy, chương 2 cũng trình bày cách thức nghiên cứu luận văn với phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, xây dựng công cụ đánh giá và tiến trình khảo sát.
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng bộ chỉ số thực hiện phân loại các trường ĐH ở Việt Nam
3.1.1. Xây dựng bộ tiêu chí được đề xuất
Căn cứ vào khung lý thuyết, tác giả xác định được các tiêu chí chính, đó là: giảng dạy – đào tạo, nghiên cứu khoa học, Giảng viên – sinh viên; Tài chính – cơ sở vật chất – học liệu.
Tiếp theo, tác giả xây dựng hệ thống các chỉ số cho từng tiêu chí như sau:
Tiêu chí Nghiên cứu khoa học và tiêu chí Giảng dạy – đào tạo
Tiêu chí này không được đề cập trong báo cáo 3 công khai của các trường ĐH. Tuy nhiên, đối với các trường ĐH, 2 hoạt động song hành với nhau, đó là giảng dạy – đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Do đó, để xây dựng chỉ số cho tiêu chí này, tác giả tham khảo công trình khoa học “Phương pháp và các tiêu chí xếp hạng các trường ĐH Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Nga và các bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới.
Tiêu chí Giảng viên – học viên
Giảng viên – sinh viên là 2 đối tượng quan trọng nhất của 1 trường đai học, thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Để xây dựng các chỉ số cho tiêu chí này, tác giả dựa vào công trình nghiên cứu “ Xếp hạng các trường ĐH” của tác giả Phạm Xuân Thanh, các chỉ số của báo cáo 3 công khai và ý kiến của các cán bộ quản lý chủ chốt của các trường ĐH.
Tiêu chí Tài chính – Cơ sở vật chất – Học liệu
Các chỉ số của tiêu chí được xây dựng dựa trên việc phân tích báo cáo 3 công khai, báo cáo tự đánh giá của các trường và ý kiến của cán bộ quản lý chủ chốt.
3.1.2. Kết quả phân tích
3.1.2.1. Mã hóa các biến
Các phiếu thu về được mã hóa, làm sạch dữ liệu trước khi nhập liệu vào phần mềm thống kê SPSS. Kết quả các phiếu khảo sát được nhập vào dữ liệu của phần mềm SPSS với tên file final13.10.sav. Một số thông tin trên thang đo được mã hóa như sau:
Bảng 3.1: Mã hóa thông tin
Tên biến Mô tả Giá trị và ý nghĩa
Giới tính Nam 1
Nữ 0
Đơn vị
Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh A Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
- ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh B
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng C Trường ĐH Sài Gòn D Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh E Vị trí công tác Cán bộ quản lý CBQL Giảng viên GV Học vị Cử nhân CN Tiến sĩ TS Thạc sĩ ThS Mức độ các lựa chọn Rất không cần thiết 1 Không cần thiết 2 Bình thường 3 Cần thiết 4 Rất cần thiết 5
Nội dung phân loại cơ sở GDĐH tập trung vào các nội dung sau:
Bảng 3.2: Mã hóa biến theo các nhóm
STT Mã
số Chỉ số
Nội dung 1: Nghiên cứu khoa học (NCKH)
1 N1 Tỷ lệ bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước/quốc tế trên tổng giảng viên cơ hữu
2 N2 Tỷ lệ đề tài NCKH trên tổng giảng viên cơ hữu
3 N3 Tỷ lệ giảng viên có đề tài NCKH cấp tỉnh, thành hoặc tương đương trở lên.
4 N4 Số lần trích dẫn các bài báo khoa học của giảng viên trường trong vòng 5 năm tính trên mỗi giảng viên
5 N5 Số giảng viên tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế
6 N6 Số giảng viên tham gia làm chủ tọa các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế
7 N7 Số giảng viên có đề tài, đề án NCKH hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài
8 N8 Tỷ lệ sinh viên NCKH/ tổng số sinh viên
9 N9 Tỷ lệ sinh viên có bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học của trường trở lên
Nội dung 2: Giảng dạy – Đào tạo
10 GD1 Điểm xét tuyển vào trường
11 GD2 Tỷ lệ người học đạt chuẩn đầu ra đúng hạn 12 GD3 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
14 GD5 Tỷ lệ giảng viên được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm 15 GD6 Tỷ lệ giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh trên tổng số giảng
viên của đơn vị
16 GD7 Tỷ lệ các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ/ chương trình đào tạo
17 GD8 Tỷ lệ sinh viên buộc ngưng tiến độ học tập, thôi học
Nội dung 3: Giảng viên – Sinh viên
18 GS1 Tỷ lệ giảng viên có bằng thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu
19 GS2 Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ, học hàm Phó giáo sư, Giáo sư
20 GS3 Tỷ lệ giảng viên cơ hữu hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ
21 GS4 Tỷ lệ giáo viên, chuyên gia nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu trên giảng viên cơ hữu của trường
22 GS5 Tỷ lệ sinh viên ĐH tốt nghiệp/ sinh viên nhập học đầu khóa 23 GS6 Tỷ lệ sinh viên có việc làm sử dụng chuyên môn được đào
tạo
24 GS7 Tỷ lệ sinh viên tiếp tục theo học sau ĐH và tiến sĩ 25 GS8 Tỷ lệ sinh viên nước ngoài học thạc sĩ, tiến sĩ/sinh viên 26 GS9 Tỷ lệ sinh viên nhận được học bổng các loại
Nội dung 4: Tài chính – Cơ sở vật chất – Học liệu
27 VC1 Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước phục vụ cho đào tạo
28 VC2 Kinh phí phục vụ cho NCKH
30 VC4 Tổng học bổng hàng năm từ các nguồn ngoài ngân sách trên tổng số sinh viên chính quy
31 VC5 Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và thực hành 32 VC6 Cơ sở dữ liệu số phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng
viên, sinh viên
33 VC7 Các ấn phẩm được xuất bản trên tổng số giảng viên cơ hữu Tổng số câu hỏi khảo sát là 33 câu và được phân tích trong kết quả khảo sát dưới đây
Các thông tin về đối tượng hồi đáp trong khảo sát Tổng số phiếu phát ra: 250
Tổng số phiếu thu về: 248 Số phiếu hợp lệ: 248
Toàn bộ phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu đánh giá xây dựng bộ chỉ số
3.1.2.2. Cơ sở đánh giá
Thang đo mức độ cần thiết được kiểm định bằng độ tin cậy, phân tích nhân tố và độ phân biệt của từng câu hỏi. Cụ thể:
Một là, độ tin cậy được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến có tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và loại bỏ. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
Hai là, trong phân tích nhân tố, phương pháp được dùng là principal component đo mức độ cần thiết là đơn hướng. Các biến có trọng số nhỏ hơn 0,45 cũng bị loại. Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 và thang đo được chấp nhận khi phương sai rút trích lớn hơn 50 .
Bốn là, các câu hỏi phải có giá trị Mean và SD phù hợp với mô hình Rasch, các câu hỏi phải nằm trong khoảng đồng bộ cho phép để kiểm tra mức độ phù hợp của câu hỏi với các thái độ của người trả lời.
3.1.2.3. Đánh giá thang đo được kiểm định bằng độ tin cậy
Cronbach’s Alpha
Các thang đo được đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác. Các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha càng cao có nghĩa là các kết quả phân tích đạt được có ý nghĩa thống kê tốt. Một câu hỏi chưa tốt có nghĩa là câu hỏi ấy không phù hợp với các câu hỏi khác trong phiếu, thậm chí làm nhiễu các câu hỏi khác. Các câu hỏi chưa tốt loại này thường có những nguyên nhân sau:
Câu hỏi mang tính ước đoán không chắc chắn hoặc quá khó để trả lời. Câu hỏi tạo ra một cái bẫy dễ gây hiểu nhầm.
Câu hỏi yêu cầu một kỹ năng trả lời quá khó so với mức trung bình của toàn bộ các câu hỏi trong phiếu.
a. Kết quả thang đo ở thành phần về Nghiên cứu khoa học