CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.3. Khái niệm “Phân loại”
Khái niệm "phân loại" (classification) được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau: triết học, lịch sử, văn học,… Cụ thể:
Phân loại là hoạt động hay quá trình sắp xếp người hoặc vật vào trong những nhóm hay tầng lớp (Oxford, 2013).
Phân loại là phân chia thành các loại khác nhau (Nguyễn Như Ý, 2008). Phân loại là chỉ ra mối liên hệ tương hỗ giữa các ngành khoa học trên cơ sở những nguyên tắc xác định và biểu thị mối liên hệ này dưới dạng một dãy hay bảng có căn cứ khoa học (Trịnh Đình Thắng, 1992).
Theo đề tài, phân loại được hiểu là:
Phân loại là dựa vào những dấu hiệu giống và khác nhau của sự vật như đặc điểm, tính chất, chức năng, nhiệm vụ,….
Mục đích của phân loại: phân chia các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các nguyên tắc phân loại phù hợp và theo một trật tự nhất định.
Như vậy,
Chỉ số thực hiện phân loại là những giá trị đo bằng số phản ảnh những dấu hiệu của sự vật để phân chia các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội thành nhiều loại khác nhau.
Phân loại cơ sở GDĐH là việc dựa vào đặc điểm, tính chất, chức năng và nhiệm vụ của cơ sở GD để phân chia chúng thành các nhóm theo điều 7 của luật GDĐH đã quy định.
Chỉ số thực hiện phân loại GDĐH là những giá trị đo bằng số phản ánh đặc điểm, tính chất, chức năng và nhiệm vụ của cơ sở GD để phân chia chúng thành các nhóm theo điều 7 của luật GDĐH đã quy định.
Bộ chỉ số phân loại cơ sở GDĐH là bộ công cụ gồm các chỉ số thực hiện được dùng để phân chia cơ sở GDĐH theo những định hướng quy định của Luật GDĐH.
Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài 1.3.
Từ những tổng quan các vấn đề được nghiên cứu và cơ sở lý luận, khung lý thuyết của đề tài xây dựng bộ chỉ số thực hiện phân loại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam dựa vào quan điểm:
Theo Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết “Tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục đại học”, giáo dục đại học bao gồm viêc giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và học tập. Điều này cũng được chuyên gia Nguyễn Phương Nga và đồng sự khẳng định trong nghiên cứu của mình để thực hiện đánh giá trường ĐH. Đồng thời, trong luật giáo dục đại học, ở nội dung phân tầng và xếp hạng các cơ sở GDĐH, tiêu chí chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng được đề cập. Do đó, tiêu chí đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học được đưa vào để thực hiện bộ chỉ số phân loại các cơ sở giáo dục đại học.
Theo luật giáo dục đại học 2012, mỗi cơ sở giáo dục đại học có những mục tiêu cần phải thực hiện theo quy định của từng cơ sở nhưng đều có điểm chung đó là hai đối tượng quan trọng của một cơ sở. Đó là giảng viên và sinh viên. Giảng viên với nhiệm vụ dạy, nghiên cứu. Sinh viên với nhiệm vụ học và nghiên cứu. Bên cạnh đấy, mỗi đối tượng cũng có những nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu của cơ sở giáo dục nơi mình tham gia học tập, công tác. Do
đó, tiêu chí giảng viên và sinh viên cũng là tiêu chí được chọn để xây dựng bộ chỉ số.
Để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục, các tiêu chí về tài chính, cơ sở vật chất cũng là những tiêu chí rất quan trọng để xây dựng bộ chỉ số.
Ngoài ra, các chỉ số chung xếp hạng của các tổ chức ở nước ngoài như Số lượng công trình khoa học và chỉ số trích dẫn; Tỷ số cán bộ khoa học/sinh viên; Tài nguyên, học liệu; Tỷ lệ sinh viên quốc tế/tổng số sinh viên; Tỷ lệ giảng viên quốc tế/ tổng số giảng viên là các chỉ số được các tổ chức xếp hạng trên thế giới dùng để thực hiện xếp hạng các trường đại học.
Từ đó, với phạm vi đề tài luận văn này, mô hình nghiên cứu được xác lập dựa trên các tiêu chí Nghiên cứu khoa học, Giảng dạy – đào tạo, Giảng viên – sinh viên, Tài chính – Cơ sở vật chất – Học liệu.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tổng quan các nhóm nghiên cứu về phân tầng GDĐH, mô hình trường ĐH trên thế giới, các vấn đề về xếp hạng các cơ sở GDĐH và chỉ số thực hiện. Bên cạnh đấy, các khái niệm sau cũng được hình thành: GDĐH, chỉ số, phân loại, phân loại cơ sở GDĐH, bộ chỉ số phân loại cơ sở GDĐH. Đây là cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó, khung lý thuyết nghiên cứu được xây dựng phục vụ cho việc thực hiện đề tài.