Đặc điểm hoạt động và cơ cấu bộ máy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Trang 34 - 39)

1 .Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu bộ máy:

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệThực phẩm Á Châu: Thực phẩm Á Châu:

a. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Tổ chức xây dựng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng ngành nghề đã đăng ký, sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động như tiền lương, bảo hiểm, giờ làm, ăn trưa,… Thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nước bên cạnh việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương.

b. Ngành nghề kinh doanh:

Công ty chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm: Sữa chua; kem( kem que, Kem ly, Kem hộp, Kem Ốc quế); trái cây sấy khơ( mít, chuối, khoai lang sấy khơ); thạch rau câu; nắp chai( nắp ken) sử dụng để đóng chai cho bia, nước khoáng, nước ngọt.

Với phương châm “Tạo dựng lịng tin qua từng sản phẩm”, cơng ty rất chú trọng đến yếu tố chất lượng sản phẩm và luôn đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ cơng nhân viên. Nhờ đó, các sản phẩm của cơng ty đã được khách hàng ủng hộ, thị trường ngày càng mở rộng và doanh số cũng tăng đều 15 - 20% năm trong những năm qua.

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm ÁChâu: Châu:

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người đứng đầu điều hành cùng các phòng ban chức năng giúp việc. Quan hệ giữa các phòng ban, các quản đốc, các phân xưởng với giám đốc là quan hệ chỉ huy, chỉ đạo và phục tùng mệnh lệnh chỉ thị công tác và sản xuất. Riêng kế tốn trưởng ngồi việc chấp hành mệnh lệnh còn một số quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của nhà nuớc về những vấn đề liên quan khi có ý kiến trái ngược.

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính)

Sơ đờ 2.1 Sơ đờ cơ cấu tổ chức bợ máy

: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp

b. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ máy:

Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong cơng ty, có chức năng điều

hành chung, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong bộ máy kinh doanh của công ty. Và là người quyết định trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và điều hành nhân sự, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Khối sản xuất: trực tiếp phụ trách về sản xuất của các phân xưởng trong

công ty để đạt hiệu quả cao.

Khới hành chính: trực tiếp điều hành các phịng ban trong bộ máy quản lý

của cơng ty.

Phân xưởng sữa chua: có nhiệm vụ chuyên sản xuất sữa chua. Phân xưởng kem:có nhiệm vụ chuyên sản xuất kem.

GIÁM ĐỐC KHỐI SẢN XUẤT KHỐI HÀNH Phịng kế tốn Phịng kế hoạch thị trường Phịng TCHC Phịng vật tư Phân xưởng nắp ken Phân xưởng chip Phân xưởng kem Phân xưởng sữa chua Tổ điện cơ

Phân xưởng chíp: có nhiệm vụ chun sản xuất các loại trái cây sấy khơ

như: mít, chuối, dứa, vải...

Phân xưởng nắp chai: có nhiệm vụ sản xuất nắp chai (nắp ken).

Tổ cơ điện: chịu trách nhiệm sửa chửa phục hồi những trang thiết bị điện và

dây chuyền sản xuất bị hư hỏng để tránh tình trạng gián đoạn trong khâu sản xuất và đảm bảo an tồn cho cơng nhân lao động trong khi làm việc và đảm bảo điện cho việc sản xuất được thuận lợi.

Phòng vật tư: chuyên mua các loại vật tư nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

của các phân xưởng.

 Phòng tổ chức hành chính:

- Nghiên cứu ứng dụng và khơng ngừng hồn thiện các mơ hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý thích ứng với quy mơ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu thị trường; xây dựng và khơng ngừng hồn thiện các nơi quy, quy chế quản lý cho phù hợp với sự đổi mới của cơ chế quản lý.

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với từng vị trí cơng việc của từng bộ phận trong công ty; xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương và chuẩn bị cho Giám đốc ký thỏa ước lao động với cơng đồn cơng ty; giao khoán lao động, tiền lương theo tiêu chuẩn, định mức đã được duyệt, đôn đốc kiểm tra và quyết toán việc thực hiện trên cơ sở sản phẩm giao nộp theo kế hoạch và hạn mức của cơng ty.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về lao động và tiền luơng đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc, thôi việc và nghỉ hưu; bảo vệ an toàn mọi tài sản của nhà máy.

 Phòng kế hoạch thị trường:

- Tổ chức điều tra, nghiên cứu đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường để từ đó có lập kế hoạch sản xuất phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, thiết bị phụ tùng đặt mua trong nước và nhập khẩu; quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, mua sắm cung ứng một số vật tư rẻ tiền mau hỏng theo sự phân cấp quản lý của công ty.

- Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ở thị trường trong nước thông qua bán buôn và bán lẻ; định kỳ hàng tháng, phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành kiểm kê đối chiếu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tài sản thành phẩm trong kho của nhà máy để kịp thời báo cáo với lãnh đạo có kế hoạch điều phối xử lý.

 Phịng kế tốn:

- Tổ chức bộ máy kế tốn phù hợp với quy mơ và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơng ty; tổ chức ghi chép, tính tốn và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ chính sách quản lý kinh tế của cơng ty; định kỳ phối hợp các phịng ban liên quan tiến hành kiểm kê tất cả các loại vật tư hàng hoá thành phận trong kho xuất dùng, đề xuất với lãnh đạo xử lý các loại vật tư hàng hoá hỏng không sử dụng.

- Lập báo cáo quyết tốn phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gửi các cơ quan quản lý có liên quan; định kỳ tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt của nhà máy; cuối kỳ kế toán, xác định thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện cơng tác tính lương, xây dựng bản lương theo hệ số lương, theo ngày công lao động dựa trên bảng chấm công từ phân xưởng sản xuất, gửi bảng lương đã tính tốn lên cho lãnh đạo cơng ty. Sau khi được xét duyệt, thơng qua ngân hàng thanh tốn lương cho nhân viên, công nhân trong công ty qua hệ thống thẻ ATM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Trang 34 - 39)