Đánh giá về cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Trang 88)

1 .Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.2 Đánh giá về cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Cơng

3.2.1 Những ưu điểm:

- Nguyên vật liệu: là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình sản xuất, nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty đã ký hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp, chính điều này giúp Cơng ty ln chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế sự biến động giá cả, từ đó giúp ổn định giá thành sản phẩm.

- Việc tính lương và trích theo lương cho nhân viên: đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất theo đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đtơi lại lợi ích cho Cơng ty.

- Ln chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy Cơng ty khơng ngần ngại áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm điện năng cũng như khấu hao TSCĐ.

- Tập hợp chi phí: Các chi phí NVLTT và NCTT đã được tập hợp đúng khoản mục chi phí là từng mã vật tư cụ thể. Chi phí SXC được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, đến cuối tháng tiến hành phân bổ từng mã vật tư. Cơng tác tập hợp chi phí được tiến hành một cách nề nếp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kế toán giúp cho việc tập hợp chi phí được khách quan khoa học, dễ hiểu, dễ làm. Lựa chọn phương pháp phân bổ thích hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về tổ chức, quản lý Cơng ty sẽ giúp cho việc phân bổ chi phí cho các đối tượng được khách quan, đúng với chức năng, vị trí đối tượng đó.

- Kỳ tính giá thành theo tháng đáp ứng được nhu cầu cơng tác kế tốn trên nhiều mặt: Kịp thời cung cấp giá thành từng loại sản phẩm để định ra giá chính xác theo từng kỳ, tránh tình trạng chi phí tăng cao mà giá thành chưa được điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa, nó cịn có ý nghĩa trong công tác quản trị của Công ty, giúp cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời.

3.2.2 Những hạn chế:

- Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Đối với Cơng ty thì việc tất cả TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng hiện nay là không hợp lý và không phản ánh đúng hiện trạng cũng như tình hình sử dụng. Có những TSCĐ hiện được huy động nhiều vào q trình sản xuất, bị hao mịn đáng kể nhưng lại chưa hết số năm sử dụng quy định trong chế độ, vẫn được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Điều này làm sai lệch giá trị khấu hao và giá trị hao mòn thực tế của tài sản, gây hạn chế trong việc xây dựng các chiến lược đầu tư thay thế, đổi mới, làm giảm năng lực sản xuất.

- Cơng ty chưa có kế hoạch thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trong khi đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, giá trị TSCĐ chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty.

- Về hệ thống sổ sách kế tốn: Theo thơng tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 và các chuẩn mực theo đúng quy định luật ban hành, nhưng vẫn còn sử dụng các mẫu sổ, chứng từ theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC.

- Hệ thống sổ chi tiết chưa rõ ràng cụ thể. Các khoản chi phí phát sinh chưa được cụ thể cho từng phân xưởng.

3.3 Mợt số giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn và cơng tác chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu

3.3.1 Đới với cơng tác kế tốn:

Cơng ty nên bố trí mỡi phân xưởng một nhân viên kế tốn có nhiệm vụ hạch tốn sơ bộ tình hình sản xuất ở phân xưởng, giúp kế tốn Cơng ty có thể theo dõi, kiểm sốt chi phí phát sinh, thống kê và tổng hợp số liệu kinh tế tài chính để giảm bớt cơng việc ở phịng Kế tốn, đồng thời làm cho cơng tác kế tốn đạt hiệu quả cao hơn.

- Thứ nhất, về phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. Cơng ty nên có kế hoạch phân chia hợp lý. Đối với TSCĐ chủ yếu dùng cho hoạt động quản lý, có thể giữ nguyên phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng. Đối với TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, tham gia hoạt động liên tục thì nên chuyển từ phương pháp khấu hao theo đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo sản lượng. Theo phương pháp này, số khấu hao phải trích trong kỳ sẽ tương ứng với mức độ làm việc cũng như mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Điều này làm cho giá trị khấu hao sát hơn vơi giá trị hao mòn, đồng thời làm căn cứ để xác định kế hoạch sữa chữa, đầu tư thay thể TSCĐ, chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, về việc hạch tốn chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Hiện nay cơng ty đang sử dụng rất nhiều máy móc, thiết bị, có những máy móc thiết bị có giá trị rất lớn. Chính vì vậy chi phí sữa chữa lớn TSCĐ cũng chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của cơng ty. Cơng ty vẫn đang thực hiện theo phương pháp khi nào phát sinh chi phí sữa chữa lớn TSCĐ thì hạch tốn ln vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này sẽ làm cho giá thành sản xuất khơng ổn định vì tháng nào có sữa chữa lớn TSCĐ thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, tháng nào khơng có sữa chữa lớn thì giá thành lại thấp. Để hạn chế sự bất ổn của giá thành sản phẩm ở những tháng có phát sinh sữa chữa lớn TSCĐ thì cơng ty nên trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Cuối mỡi năm, cơng ty phải tiến hành lập kế hoạch sữa chữa lớn TSCĐ cho cả năm sau dựa trên tình hình và khả năng hoạt động của TSCĐ, từ đó lập dự tốn chi phí sữa chữa lớn TSCĐ cho cả năm.

- Thứ ba, thống nhất hệ thống sổ sách kế toán theo Theo thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 và các chuẩn mực theo đúng quy định luật ban hành.

- Cuối cùng, các sổ chi tiết nên được trình bày rõ cho từng phân xưởng cụ thể ở từng mục diễn giải.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong doanh nghiệp sản xuất thì kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng đối với doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ sản xuất kinh doanh, vì thơng qua đó doanh nghiệp có thể so sánh chi phí bỏ ra để sản xuất với doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó xác định được hiệu quả sản xuất là cao hay thấp, lãi hay lỗ.

Việc cung cấp thơng tin chi phí chính xác giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác về ấn định giá cả của sản phẩm hoặc lựa chọn phương án kinh doanh nào là có lợi nhất để sản xuất sản phẩm có chất lượng mà tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện đề tài: “Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu” đã làm rõ được:

- Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến chi phí, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

- Tìm hiểu cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Tuy nhiên do thời gian và trình độ hiểu biết thực tế cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên việc tập hợp, phân tích số liệu gặp nhiều khó khăn và khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự động viên, hướng dẫn của các thầy cô giáo để bài khóa luận tốt nghiệp của tơi hồn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu, nhận thấy được kế tốn của cơng ty là bộ phận quan trọng vì thơng tin kế tốn cung cấp phản ánh tình hình tài chính của cơng ty, do đó cơng tác kế tốn trong cơng ty nói chung cũng như cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có tầm quan trong khơng kém. Tuy nhiên trong q trình nghiên cứu dựa trên khảo sát tình hình thực tế tại cơng ty, tác giả vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế trong nghiên cứu cụ thể như sau:

- Do hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chưa có sự nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty. Từ đó, những giải pháp để hồn thiện cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề đặt ra.

- Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận này là kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đó chỉ là một phần trong tồn bộ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Do vậy tác giả cũng chỉ tập trung nghiên cứu đến vấn đề đó mà chưa có cái nhìn tổng thể, nên những đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn cũng chỉ tập trung vào kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Để khắc phục những hạn chế trên, tôi xin đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai:

- Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để có thể khái qt cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó nâng cao được tính khái quát và ứng dụng của đề tài vào các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công may mặc khác tại Việt Nam.

- Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan về lương tại cơng ty như các hình thức trả lương, các chính sách lương cơng ty áp dụng, cách

tính lương đối với từng bộ phận,… Từ đó có cái nhìn tồn diện hơn về lương tại công ty.

- Đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ kế tốn quản trị nhằm

cung cấp các thơng tin chính xác hơn phục vụ cho việc ra quyết định của Ban Quản trị một cách hiệu quả nhất.

- Thường xuyên cập nhật các chế độ, chính sách kế tốn trong và ngồi nước, tìm hiểu định hướng, chiến lược của cơng ty, đưa ra mơ hình kế tốn quản trị phù hợp nhất với công ty. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với công ty bởi những thơng tin kế tốn quản trị cung cấp và phục vụ cho việc ra quyết định đối với nhà quản trị doanh nghiệp ở từng thời điểm, từng thời kỳ.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014). Thơng tư 200/2014/TT-BTC. Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp.

3. Hoàng Thị Mỹ Duyên (2018). Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH TM & DV Hải Tiến. Thư viện Trường Đại học Kinh Tế Huế. 4. Huỳnh Lợi (2010). Kế tốn chi phí. Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)