Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 25 - 27)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên

2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT

2.2.2. Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây

- Cuối mỗi năm học, nhà trường tổ chức xem xét, đánh giá thi đua về công tác này, qua đó đưa ra giải pháp hạn chế những mặt chưa đạt và phát huy những thành tích đạt được để có thể có kế hoạch xây dựng phương hướng, nhiệm vụ tốt hơn cho năm học sau.

- Trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường phổ biến nội dung công tác xây dựng VHNT để phụ huynh nắm bắt và phối kết hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền, nhắc nhở giáo dục con em.

2.2.1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Toàn thể thành viên trong nhà trường phải hiểu rõ tầm quan trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác xây dựng VHNT; phải biết rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường về vấn đề này.

- Cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường phải có sự quan tâm thường xuyên, sự chỉ đạo thống nhất về công tác này, bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí.

- Phải có một lực lượng nòng cốt am hiểu, nhiệt tình trách nhiệm, có kĩ năng, phương pháp, phương tiện và có đủ tài liệu để làm tốt công tác tuyên truyền.

- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỉ luật cao.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nhà trường

2.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

- Xây dựng được kế hoạch cho công tác xây dựng VHNT theo học kì, năm học hoặc xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn và triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch, duy trì có nề nếp ở các năm học, có mục tiêu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng.

- Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường, các khối lớp học sinh trong quá trình xây dựng VHNT hàng năm. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên và những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa.

2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a. Nội dung

- Xác định cơ sở (căn cứ) để lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạng hoặc dài hạn về hoạt động xây dựng VHNT của Hiệu trưởng. Trong việc xác định căn cứ, đặc biệt quan tâm đến việc xác định các đặc trưng, mục tiêu, nội dung phát triển văn hóa của nhà trường đảm bảo phù hợp với việc xây dựng VHNT ở các trường THPT nói chung và đặc trưng của trường mình nói riêng; định hình các giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác; bám sát Chỉ thị số

40/2008/CT-BGD &ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn hoặc dài hạn về hoạt động xây dựng VHNT theo các bước như sau: dự thảo kế hoạch hoạt động xây dựng VHNT theo học kì, năm học hoặc một giai đoạn; trình bày dự thảo kế hoạch, xin ý kiến đóng góp từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch (học kì và năm học); trình duyệt với cấp trên bản kế hoạch hoạt động xây dựng VHNT.

- Triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, GV và HS trong nhà trường.

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà nhà trường đã triển khai: kiểm tra việc thực hiện Điều lệ trường THPT, các qui chế, qui định, nội qui về việc dạy và học, các hoạt động giáo dục, tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT của các thành viên trong nhà trường; kiểm tra công tác tổ chức, các hoạt động của các bộ phận, tổ chức nhà trường như các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, Đoàn trường, các lớp học; kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ các hoạt động của nhà trường nói chung và phục vụ cho việc xây dựng VHNT nói riêng.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm về việc thực hiện kế hoạch, định kì sơ kết vào cuối học kì I và tổng kết vào cuối năm học hoặc cho từng giai đoạn.

b. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu hệ thống các văn bản liên quan đến công tác xây dựng nhà trường đã ban hành, nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học hoặc từng giai đoạn do nhà trường xây dựng và được cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trước hoặc giai đoạn trước để xác định cơ sở lập kế hoạch. Xây dựng kế hoạch gồm các nội dung:

+ Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được cho tập thể cán bộ, GV và HS. + Lựa chọn biện pháp xây dựng VHNT cụ thể, phù hợp để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tương ứng và xác định rõ thời gian triển khai, hoàn thành nội dung công việc.

+ Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện biện pháp đề ra; kiểm tra đôn đốc. + Xác định các nguồn lực thực hiên kế hoạch.

- Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch bằng các hình thức phong phú như tổ chức hội nghị, gửi văn bản xin ý kiến, sau đó chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện kế hoạch.

- Trình cấp trên xét duyệt để có một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

- Triển khai kế hoạch qua nhiều hình thức phong phú như: qua tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hoạt động tập thể…

học kì I và tổng kết năm học của nhà trường, hoặc từng giai đoạn tuy nhiên cần có báo cáo riêng về chuyên đề xây dựng VHNT.

2.2.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Hiệu trưởng phải nắm bắt qui trình, cách thức, kết cấu của việc xây dựng kế hoạch công việc trong công tác quản lí nói chung và hoạt động quản lí giáo dục nói riêng. Nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường. Biết rõ nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp học, trường học và nhu cầu trong công tác xây dựng văn hóa của năm học, hoặc giai đoạn cụ thể.

- Phải có đầy đủ thông tin để làm báo cáo chuyên đề xây dựng VHNT để tiến hành sơ tổng kết công tác này vào các dịp sơ tổng kết năm học của nhà trường.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 25 - 27)