Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 27 - 31)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên

2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT

2.2.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ

trình nhất định

2.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp cho các thành viên trong nhà trường THPT nắm bắt được các bước cơ bản trong công tác xây dựng VHNT, từ đó mỗi thành viên sẽ có sự chủ động trong việc với vai trò, vị trí của mình trong công tác này.

2.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a. Nội dung

Văn hóa nhà trường là một vấn đề trừu tượng, đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục khi xây dựng phải biết tiếp cận theo lát cắt ngang hay lát cắt dọc để triển khai thực hiện.

Quá trình hình thành VHNT phổ thông bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn sơ khai; Giai đoạn tạo dáng; Giai đoạn hoàn thiện; Giai đoạn chuyển đổi

Vì vậy, việc xây dựng VHNT có thể theo một qui trình sau:

- Bước 1: Nhận diện thực trạng kiểu văn hóa hiện thời trong nhà trường (sử dụng bộ tiêu chí đánh giá VHNT)

+ Trang phục

+ Sứ mệnh và mục đích của tổ chức + Qui trình và thủ tục làm việc

+ Cách thức tổ chức cơ cấu và Phân công nhiệm vụ

+ Cách thức thực hiện nghi lễ, nghi thức, tổ chức, sự kiện và phong trào + Thái độ, trách nhiệm đối với các qui định chính thức

+ Thái độ đối với cái mới và sự thay đổi + Phong cách lãnh đạo

+ Tầm nhìn

+ Khẩu hiệu phương châm làm việc + Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi + Kiến trúc và cách thức bài trí nơi làm việc

+ Quan hệ giao tiếp và ứng xử bên trong và bên ngoài

- Bước 2: Đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng VHNT bao gồm: + Toàn cầu hóa và hội nhập

+ Mục tiêu phát triển con người + Chủ thể quản lí

+ Đặc trưng của trường phổ thông + Cơ sở vật chất

+ Kinh tế thị trường + Kinh tế tri thức + Văn hóa địa phương

+ Thực trạng văn hóa nhà trường + Người học

- Bước 3: Vận dụng một số công cụ kĩ thuật đo văn hóa nhà trường.

+ Sử dụng các chiều đo

+ Xây dựng và quản lí bằng qui chế VHNT

+ Đánh giá lại mục tiêu hoạt động trong bối cảnh thay đổi + Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống qui trình, thủ tục làm việc + Hình thành các chuẩn hành vi trong giao tiếp liên nhân cách + Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lí

- Bước 4: Đánh giá, kiểm tra các hoạt động xây dựng và điều chỉnh VHNT

phổ thông

- Bước 5: Xây dựng các “hình mẫu lí tưởng”

+ Các hình mẫu lí tưởng + Các anh hùng

+ Những thế hệ có công lao, thành tích với nhà trường qua nhiều năm + Những kiểu mô hình trường học có văn hóa lành mạnh, hiệu quả.

b. Cách thức thực hiện giải pháp

- Lập tổ, nhóm đánh giá thực trạng hiện tại của nhà trường để xây dựng mục tiêu, các giá trị trong việc xây dựng VHNT

- Tổ chức hội thảo, hội nghị phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHNT của trường mình

- Chia sẻ sứ mệnh, các nhiệm vụ chính, các qui định và các chức năng thiết yếu đối với những người có liên quan, với đội ngũ nhà trường.

- Xây dựng và thống nhất các nhiệm vụ chính xuất phát từ sứ mệnh. Sự thống nhất đòi hỏi các thành viên trong nhà trường phải có ngôn ngữ chung, hiểu được sứ mệnh và biết được các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu.

- Thống nhất sử dụng các phương tiện để đạt được mục tiêu như: xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, các nguồn lực tài chính, phân công lao động khoa học, kiến thức và các kĩ năng kĩ thuật, hệ thống khen thưởng và hệ thống quyền hạn.

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá, đo lường, xem xét kết quả thực hiện công việc, các mục tiêu của cá nhân hay tổ chức. Nó bao gồm qui trình thu thập thông tin, xử lí thông tin để đưa ra quyết định hành động đúng. Nó đòi hỏi phải có báo cáo công khai các hoạt động và kết quả thực hiện được của nhà trường. Để quản lí những hoạt động này, nhà trường cần thiết lập hệ thống thông tin.

- Thống nhất các chính sách và chiến lược điều chỉnh hoạt động để đạt được mục đích. Những tầng bậc và các chiều đo của VHNT rõ ràng gắn bó mật thiết với lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chiến lược. Văn hóa đó thấm sâu vào trong các hoạt động của tổ chức nhà trường.

- Quản lí sự thống nhất quá trình bên trong tổ chức đảm bảo để tổ chức có đủ năng lực cho việc tiếp tục tồn tại và thích nghi; trong đó người lãnh đạo cần: xây dựng một thứ ngôn ngữ chung, các khái niệm và quan niệm chung và hệ thống thông tin đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả trong tổ chức; xác định ranh giới giữa các nhóm và các tiêu chí thu nhận và bãi miễn các thành viên; phân chia quyền lực và vị thế; xây dựng các chuẩn mực về tình bạn, tình yêu và các quan hệ thân mật; thiết lập chế độ khen thưởng và trách phạt; giải thích các sự kiện, lí tưởng và tôn giáo cho các thành viên trong nhà trường giúp họ chủ động đáp ứng các sự kiện mà không bị lúng túng, lo lắng.

- Xây dựng qui chế VHNT bằng cách: dựa trên qui chế văn hóa công sở, qui tắc xử sự của một số tổ chức khác, dùng bằng hỏi thu thập thông tin để biết kiểu văn hóa đang tồn tại của trường mình, dự thảo qui chế, lấy ý kiến cho dự thảo và ban hành.

- Sử dụng kĩ thuật SWOT, bộ tiêu chí đánh giá VHNT phổ thông để phân tích bối cảnh của tổ chức…

xuyên rà soát và điều chỉnh kịp thời các qui trình thủ tục làm việc. Đây là điều kiện tiên quyết trong nổ lực xây dựng VHNT.

- Hoàn thiện qui chế hoạt động của nhà trường. - Chuẩn hóa hệ thống chương trình

- Chuẩn hóa hệ thống thủ tục làm việc: các thủ tục quản lí điều hành, các thủ tục hành chính, các thủ tục chuyên môn, các thủ tục giải quyết công việc với các bên liên quan.

- Có thể xác định mục tiêu bằng bộ tiêu chí SMARTER.

- Đưa ra triết lí hành động cho tổ chức diễn giải dưới những khẩu hiệu, phương châm và được điều chỉnh thay đổi theo các hoàn cảnh mục tiêu của thời kì của mỗi tổ chức.

- Cần hình thành bộ qui tắc ứng xử giữa lãnh đạo và các thành viên trong và ngoài nhà trường (trường học là hệ thống mở); cần tạo ra nhiều kênh truyền thông có hiệu quả: các địa chỉ email của lãnh đạo và giáo viên.

- Tiến hành giáo dục thường xuyên đạo đức nghề nghiệp và có hiệu quả; thiết lập các mối quan hệ và các thông tin để phục vụ cho các khách hàng: phụ huynh, HS; tổ chức tham vấn học đường.

- Giao tiếp ứng xử cần đảm bảo 8 nguyên tắc: tôn trọng, bình đẳng, công khai, tin cậy, phù hợp, hợp tác, hài hòa lợi ích, hiểu biết về tâm sinh lí và thẩm mĩ hành vi.

2.2.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Mọi thành viên trong nhà trường (Ban Giám hiệu, GV, HS và phụ huynh) được tạo điều kiện để hiểu một cách sâu sắc và có trách nhiệm xây dựng và duy trì những giá trị triết lí của nhà trường cũng như mục tiêu đào tạo.

- Lãnh đạo nhà trường nên khuyến khích, động viên và phát huy tinh thần nổ lực học tập và tinh thần tương thân tương ái của HS, huy động sức mạnh đoàn kết của HS trong việc xây dựng thành tích chung của nhà trường.

- GV cùng hợp tác, trao đổi chuyên môn học thuật, cuộc sống và là tấm gương mẫu mực để các em quan sát, học tập, noi theo.

- Ban Giám Hiệu cần phải có một tầm nhìn chiến lược về nhà trường của mình để phát huy hết khả năng của các thành viên trong nhà trường; cần có những buổi thảo luận chuyên môn về những vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển nhà trường.

- Tổ chức các cuộc họp phụ huynh để phối hợp với gia đình nhằm có những biện pháp giáo dục về tư tưởng, đạo đức, nền nếp học tập, nhận thức các giá trị xã hội và hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho HS.

hợp với môi trường hoạt động học tập của HS; nội qui của trường được trưng bày dưới các bảng qui định

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 27 - 31)