Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết trong

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 31 - 32)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên

2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT

2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết trong

hóa nhà trường

2.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

- Đảm bảo việc thực hiện, đánh giá được công bằng, hợp lí theo đúng tinh thần các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cấp trên.

- Giúp cán bộ, GV và HS thực hành những hành vi và thói quen làm việc có tổ chức, kỉ luật tuân theo qui chế, điều lệ của nhà trường.

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lí, chấn chỉnh những vi phạm, những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Nắm được “mối liên hệ nghịch” trong quá trình xây dựng VHNT.

- Đánh giá tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí của công tác này.

2.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a. Nội dung

- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.

- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.

b. Cách thức thực hiện

- Yêu cầu Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình HS trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện đạo đức bằng văn bản và gửi về GV chủ nhiệm lớp vào thứ 7 hàng tuần; GV chủ nhiệm sẽ báo cáo bằng văn bản gửi về Ban thi đua của trường.

- GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn, Ban thi đua nhà trường cung cấp thông tin về tình hình HS cho lãnh đạo nhà trường.

- Nhà trường tổ chức họp, tổng kết rút kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kì và đề ra phương hướng cho học kì tới. Khi tổ chức họp cần có sự tham gia đại diện của lãnh đạo nhà trường để có thể xin ý kiến chỉ đạo.

2.2.4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

linh hoạt và lòng nhiệt tình.

- Nhà trường xác định rõ từng đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, phân công con người, lực lượng kiểm tra tương ứng… Hiệu trưởng nhà trường phải luôn là người tổng chỉ huy đối với hoạt động kiểm tra. Việc kiểm tra thực hiện dưới cả hai hình thức là kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra đột xuất với cơ chế là kiểm tra trực tiếp và gián tiếp thông qua báo cáo. Sau khi kiểm tra có đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan, công bằng và thông báo công khai kết quả đến đối tượng kiểm tra. Tùy thuộc vào nội dung mà tổ chức xử lí kết quả kiểm tra ngay sau khi kiểm tra (thường là việc kiểm tra có nội dung chuyên đề hoặc nội dung mang tính sự vụ thường xuyên) hoặc sử dụng khi tiến hành sơ kết học kì, tổng kết năm học.

- Hiệu trưởng phải nhận thức rõ chức năng kiểm tra là một trong bốn chức năng của quản lí, có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu không kiểm tra coi như không quản lí, nhiệm vụ kiểm tra là nhiệm vụ đặc trưng cần tập trung của mình. Con người, bộ phận được phân công kiểm tra phỉ có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức về lĩnh vực kiểm tra, có thái độ công tâm, khách quan vô tư trung thực vì sự nghiệp chung. Các đối tượng kiểm tra có nhận thức đúng đắn về việc kiểm tra, không đối phó, chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của người kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

- Phải có chế độ kiểm tra thích ứng với tình hình nhiệm vụ (đi tận nơi, xem tận chỗ).

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 31 - 32)