Đảm bảo các điều kiện để việc xây dựng văn hóa nhà

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 32 - 34)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên

2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT

2.2.5. Đảm bảo các điều kiện để việc xây dựng văn hóa nhà

thông đạt hiệu quả

2.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Đảm bảo điều kiện thuận lợi (về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường) để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục, hoạt động xây dựng và phát triển VHNT.

2.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a. Nội dung

- Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, GV và HS.

- Quản lí công tác xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT.

- Quản lí công tác phối kết hợp tổ chức thực hiện giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường về việc xây dựng VHNT.

- Xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, khang trang, có môi trường cảnh quan sư phạm văn hóa, thân thiện kết hợp với tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất nhà trường, lớp học.

b. Cách thức thực hiện

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, đạo đức lối sống định kì (ít nhất 1 lần/ tháng, có thể kết hợp vào các buổi chào cờ đầu tuần hoặc tiết sinh hoạt lớp cuối tuần).

- Tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, GV và HS gắn với kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các đợt sinh hoạt chính trị do cấp Đảng ủy các cấp chỉ đạo, triển khai.

- Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với CBQL, GV thông qua việc cử CBQL đi học các lớp sơ cấp, trung cấp, cao cấp chính trị của Đảng; tổ chức cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên học tập Luật Giáo dục, các văn bản về việc triển khai công tác xây dựng VHNT do cấp quản lí giáo dục cấp trên hoặc do nhà trường triển khai.

- Tổ chức và phân công nhân lực vào các hoạt động xây dựng VHNT.

- Nhà trường chủ trì, mời các lực lượng liên quan họp bàn nội dung, giải pháp, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của từng lực lượng, sau đó xây dựng kế hoạch phối hợp.

- Cuối mỗi học kì, năm học nhà trường chủ trì tổ chức hội nghị mời các bên liên quan dự để thông báo tình hình, kết quả xây dựng VHNT trong thời gian qua và thống nhất việc phối hợp trong thời gian tới.

- Phát triển mạnh hệ thống thư viện với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thông tin về số lượng sách tính theo tỉ lệ HS ngày càng lớn phải ưu tiên hàng đầu.

- Triển khai kế hoạch đã xây dựng về tiêu chuẩn trường xanh - sạch - đẹp đến toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và HS trong nhà trường.

- Hiệu trưởng nhà trường tính toán và tích cực chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra nhất là nguồn kinh phí. Bên cạnh nội lực của nhà trường cần có biện pháp xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ của Sở Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương.

2.2.5.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Cấp ủy và lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT; tạo điều kiện cho cán bộ, GV đi bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị.

- Nhà trường có mối quan hệ tốt với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường; có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung phối kết hợp.

- Nhà trường cần tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng chân trên địa bàn.

xây dựng, có biện pháp hữu hiệu về xã hội hóa nhằm thu hút các lực lượng, nguồn hỗ trợ.

- Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình tích cực tham gia xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, có môi trường văn hóa lành mạnh, quan tâm bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị, lớp học, sân trường…

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG văn hóa NHÀ TRƯỜNG ở TRƯỜNG THPT yên THÀNH 2 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)