Tiến trình hoạt động cáo sản phẩm

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC (Trang 26 - 29)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1. Thông báo quy trình buổi báo cáo sản phẩm (2 phút) GV: Nêu quy trình báo cáo sản phẩm

của các nhóm:

- Thông báo quy trình báo cáo: 2 phút - Mỗi nhóm có thời gian báo cáo:

5 phút/ 1 dự án + 3 phút trả lời câu hỏi của nhóm bạn = 8 phút

-> Tổng thời gian báo cáo, chất vấn: 16 phút( 2 dự án) x 4 nhóm = là 64 phút

- Phần thảo luận, nhận xét, đánh giá qua phiếu đánh giá: 20 phút( 2 dự án) - Chính xác hóa kiến thức: 4 phút

- Chăm chú lắng nghe, tiếp nhận quy trình báo cáo, cử đại diện chuẩn bị báo cáo

- Cử đại diện chuẩn bị báo cáo

Hoạt động 2. Báo cáo sản phẩm, trả lời câu hỏi, phản biện (64 phút) GV: Các nhóm lần lượt lên báo cáo

sản phẩm.

- Ghi nhận diễn biến buổi báo cáo - Mỗi nhóm sẽ đặt 2 câu hỏi cho nhóm bạn

Đại diện các nhóm báo cáo

HS: theo dõi, ghi nhật kí về những ưu điểm và nhược điểm từng nhóm.

23 Hoạt động 3. Thảo luận, nhận xét và đánh giá(20 phút) Hoạt động 3. Thảo luận, nhận xét và đánh giá(20 phút)

GV: Cho các nhóm đóng góp ý kiến và về bài thuyết trình của nhóm bạn

Yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất đánh giá theo phiếu

GV nhận xét, đánh giá thông qua phiếu đánh giá đã xây dựng và rút kinh nghiệm

Các nhóm lắng nghe, ghi nhận ý kiến - HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau - HS rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh

Hoạt động 4. Chính xác hóa kiến thức(4 phút) - GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung và

chính xác hóa kiến thức

-Yêu cầu HS về ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau.

HS lắng nghe và hoàn chỉnh báo cáo

Hệ thống kiến thức:

1.Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến lương thực và thực phẩm:

-Mục đích: Duy trì, nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao.

-Ý nghĩa: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng

2. Phương pháp và quy trình chế biến gạo từ thóc - Phương pháp chế biến gạo từ thóc

+ Phương pháp truyền thống: sử dụng cối xay và cối giã + Phương pháp hiện đại: Sử dụng máy xay xát.

- Quy trình chế biến gạo từ thóc: Làm sạch thóc → Xay → Tách trấu → Xát trắng → Đánh bóng → Bảo quản → Sử dụng

3. Phương pháp và quy trình chế biến sắn (khoai mì)

- Một số phương pháp chế biến

+ Thái lát, phơi khô + Chẻ, chặt khúc, phơi khô + Phơi cả củ (sắn gạc hươu) + Nạo thành sợi rồi phơi khô + Chế biến bột sắn + Chế biến tinh bột sắn

+ Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc - Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn:

24 quản ướt → làm khô → đóng gói → sử dụng quản ướt → làm khô → đóng gói → sử dụng

4. Phương pháp và quy trình chế biến rau, quả

- Phương pháp: Đóng hộp, sấy khô, chế biến các loại nước uống, muối chua. - Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp:

Nguyên liệu rau, quả → Phân loại → Làm sạch → Xử lí cơ học → Xử lí nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Làm nguội → Bảo quản thành phẩm → Sử dụng

5. Quy trình chế biến xiro từ quả

- Bước 1: Quả tươi ngon được lựa chọn cẩn thận, loại bỏ những quả bị giập, bị sâu bệnh. bỏ cuống, Rửa sạch quả và để ráo nước. Một số quả cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát (thơm, xoài, sấu…)

- Bước 2: Xếp vào lọ thủy tinh, cứ 1 lớp quả 1 lớp đường, chú ý dành 1 phần đường phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín

- Bước 3: Sau một thời gian nước quả được chiết ra tạo thành xirô. Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh sạch khác để tiện sử dụng.

6. Quy trình muối chua

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu rửa sạch để ráo nước, pha dung dịch nước muối, lọ đựng, gừng, tỏi Bước 2: Cắt rau thành các đoạn ngắn 5-6 cm (quả loại bỏ cuống), gừng, tỏi giã nhỏ -> trộn các nguyên liệu với nhau

Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào lọ đựng, rót dung dịch nước muối vào ngậm hết nguyên liệu, đậy kín

Bước 4: Thành phẩm : Sau 2-3 ngày sẽ lên men và có thể ăn được, dưa có vị chua, thơm ngon

7. Quy trình chế biến môn số món ăn như mứt nhiều màu từ quả, củ, nộm rau quả, các loại bánh….

25

Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập, thực hành, vận dụng, mở rộng (1 tiết tại lớp)

Hoạt động 4.1. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút) 1. Mục đích

Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt

động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.

2. Nội dung:

Luyện tập phần kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC (Trang 26 - 29)