Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thơng tin thứ cấp
Đó là những thơng tin có liên quan đến q trình nghiên cứu của đề tài đã được cơng bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thơng tin liên quan đến tình hình mơi trường đầu tư và thu hút đầu tư. Cụ thể, các thông tin được thu thập từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên các năm gần đây…, từ Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam... và các tài liệu tìm kiếm trên các trang mạng internet.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng điều tra: Các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên được lựa chọn ngẫu nhiên.
- Phương pháp điều tra: Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã điều tra bằng phương pháp chọn mẫu và gửi phiếu điều tra đến Ban Giám đốc của các doanh nghiệp đã được chọn. Mẫu phiếu được soạn sẵn về những nội dung liên quan đến việc đánh giá về mức độ hài lòng đối với môi
trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Để đảm bảo có đủ số phiếu để tổng hợp tác giả gửi dự phòng 10% doanh nghiệp.
- Chọn mẫu điều tra: Chọn 90 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Tiêu chí chọn dựa trên địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp, cụ thể: Trong 90 doanh nghiệp có 30 doanh nghiệp đang đầu tư vào thành phố Thái Nguyên, 30 doanh nghiệp đang đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và 30 doanh nghiệp đang đầu tư vào các huyện, thành phố, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh.
- Các chỉ tiêu chủ yếu được xây dựng trong Phiếu điều tra về mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên: Môi trường pháp lý; công tác cải cách TTHC; cơ sở hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực và công tác xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế (có mẫu phiếu điều tra kèm theo tại Phụ lục 1).
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập sẽ được cập nhật và tính tốn, tổng hợp thơng qua hệ thống các sơ đồ, bảng, biểu… Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2007 và một số chương trình ứng dụng khác để tính tốn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình thu hút đầu tư của tỉnh qua các năm.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo của tỉnh, các Sở, ban, ngành và niên giám thống kê qua các năm.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế - xã hội, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức biến động của các nguồn vốn đầu tư qua các năm 2015, 2016, 2017. Những xu hướng biến động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư.
Ngoài ra, trong nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua các năm để đánh giá việc thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong q trình cải thiện mơi trường đầu tư nhằm tìm ra các giải pháp cho cơng tác cải thiện môi trường đầu tư trong những năm tiếp theo.
2.2.3.3. Phương pháp đồ thị
Sử dụng mơ hình hóa thơng tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thơng tin....
2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mơ hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng của mơi trường đầu tư tỉnh Thái Ngun, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Ngun. Lý thuyết về mơ hình SWOT như sau:
Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths – S) Điểm yếu (Weaknesses – W) Cơ hội (Opportunities – O) Thách thức (Threats – T)
Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế thuộc nội tại của tỉnh mà tỉnh có thể huy động và
phát huy: Đất đai, lao động, giao thơng, cơ chế chính sách của tỉnh....
Điểm yếu: Những khó khăn, hạn chế bên trong của tỉnh (mang tính chủ
quan) mà tỉnh có thể khắc phục được: Giải phóng mặt bằng, chất lượng nguồn lực, giao thơng....
Cơ hội: Thuận lợi do mơi trường bên ngồi mang lại mà tỉnh có thể
tranh thủ;
Thách thức: Trở ngại do mơi trường bên ngồi gây ra mà tỉnh không thể
xóa bỏ hồn tồn nhưng có thể giảm thiểu tác động (mang tính khách quan).