Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên về cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên về cải thiện môi trường đầu tư

nước, có thể rút ra một số bài học để áp dụng vào việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, môi trường đầu tư của Đà Nẵng và Quảng Ninh được đánh giá cao

do họ đã tiến hành cải cách TTHC ở mọi khâu và mọi cấp. Đó là việc quy định các thủ tục và trợ giúp nhà đầu tư trong việc cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế, khai báo hải quan, xin cấp giấy phép… Do đó, kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên là cần cải cách các TTHC liên quan đến đầu tư để tạo ra sự thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Cải tiến quá trình cấp phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở mọi khâu và mọi cấp. Nghiên cứu để mở rộng quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị chức năng để tạo điều kiện giải quyết kịp thời các yêu cầu, vướng mắc của nhà đầu tư, tránh không gây phiền hà cho nhà đầu tư và nâng cao được công tác quản lý đầu tư của địa phương.

Bên cạnh đó, tham nhũng gây cản trở và làm chậm bước tiến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thơng thường các hoạt động gây khó khăn, sách nhiễu, điều kiện đặc thù, động cơ cá nhân trục lợi... của cán bộ nhà nước trong bộ máy công quyền làm nản lịng nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Vì vậy, đồng thời với công tác cải cách TTHC cần tiến hành các biện pháp chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy công quyền, vừa tạo hiệu quả cho nhà đầu tư, vừa giúp cho việc giám sát và quản lý các hoạt động đầu tư của địa phương. Ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư, tỉnh cần linh hoạt tạo ra cho mình các cơ chế, chính sách về đầu tư riêng trong khn khổ quy định của luật pháp.

Thứ hai, thu hút đầu tư phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH,

quy hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch các KCN, CCN góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, rõ nét và có hiệu quả. Phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút đầu tư nhất là thu hút ĐTNN, có danh sách các dự án thu hút đầu tư cụ thể gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, có chiến lược xúc tiến đầu tư, hàng năm tỉnh bỏ ra một khoản kinh phí cho cơng tác xúc tiến đầu tư nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư lớn, các dự án đầu tư mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Trong công tác vận động, thu hút đầu tư lấy xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, điện, nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thông tin liên lạc là ưu tiên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết thực hiện có hiệu quả cơng tác thu hút đầu tư.

Thứ ba, lãnh đạo tỉnh cần xác định rõ những lợi thế, tiềm năng của địa phương

và nắm bắt được xu thế vận động của các nguồn lực với hoàn cảnh bên ngoài để đưa ra chiến lược phát triển KT-XH trong đó đưa ra cơ cấu phát triển các thành phần kinh tế và ngành cho phù hợp làm căn cứ để định hướng dịng chảy của vốn đầu tư. Đây chính là cơ sở để tỉnh Thái Nguyên tận dụng những tiềm năng của mình khai thác lợi thế so sánh tham gia vào phân công lao động ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

Thứ tư, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác vận động, thu hút đầu tư đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác thu hút đầu tư có vai trị đặc biệt quan trọng, do vậy cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, tâm huyết, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng đổi mới tư duy để thích ứng với q trình hội nhập và phát triển.

Thứ năm, kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, để có mặt bằng

sạch, nhằm thu hút các dự án có khả năng đưa vào khai thác, đồng thời, xử lý nghiêm những nhà đầu tư không tuân thủ các quy định của nhà nước về Luật Đầu tư, Luật Môi trường. Tiến hành các biện pháp chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy công quyền vừa tạo hiệu quả cho nhà đầu tư vừa giúp cho việc giám sát và quản lý các hoạt động đầu tư của địa phương.

Thứ sáu, ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư Thái Nguyên cần linh hoạt tạo ra các cơ chế, chính sách về đầu tư riêng của mình để tăng cường sự ưu đãi và trợ giúp nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ban hành, thực hiện các chính sách đảm bảo minh bạch và bình đẳng với mọi nhà đầu tư, mọi loại hình DN đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Có như vậy mới tạo ra được mơi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Thứ bảy, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện xây dựng một

bộ công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Sở, Ban, Ngành (DDCI) nhằm tạo sự vào cuộc chủ

động, thực chất và tạo sự cạnh tranh trong triển khai công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Thứ tám, thiết lập thống nhất các thị trường, hoàn thiện thị trường trao đổi

hàng hoá, dịch vụ cần phải thiết lập các thị trường yếu tố sản xuất phục vụ việc trao đổi các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu đầu tư đó là thị trường KH - CN, bất động sản, tài chính đặc biệt là thị trường lao động để giúp cho nhà đầu tư chọn lựa được nguồn nhân lực cao đồng thời tạo ra các điều kiện cạnh tranh để phát triển nhân lực góp phần nâng cao chất lượng quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Cuối cùng, để thực hiện tốt các bài học kinh nghiệm nêu trên cần có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến học tập cho cán bộ và nhân dân để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Những bài học kinh nghiệm đã tổng kết của các địa phương trên chỉ có thể trở thành những cách thức hành động có hiệu quả khi có sự đồng thuận và vào cuộc quyết liệt có hiệu quả của lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp và nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)