Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng thu hút đầu tư

Từ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đã huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn vốn xây dựng cơ bản do nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư và chủ yếu được sử dụng cho một số cơng trình trọng điểm.

Bảng 3.2. Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng vốn đầu tư 88.907,6 100,0 53.236,1 100,0 50.008,7 100,0

1. Theo cấp quản lý

- Trung ương 70.364,9 79,1 33.075,6 62,1 28.073,5 56,1

- Địa phương 18.542,6 20,9 20.160,5 37,9 21.935,2 43,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

- Vốn đầu tư XDCB 70.918,5 79,8 35.504,2 66,7 29.590,0 59,2 - Vốn đầu tư khác 17.989,1 20,2 17.731,9 33,3 20.418,7 40,8 3. Theo nguồn vốn 3.1. Vốn khu vực KTNN 4.286,8 4,8 4.196,5 7,9 3.633,1 7,3 - Vốn NSNN 2.224,6 51,9 2.304,4 54,9 2.175,3 59,9 - Vốn vay 792,5 18,5 1.227,7 29,3 860,6 23,7 - Vốn tự có 1.247,6 29,1 640,9 15,3 503,0 13,8 - Vốn huy động khác 22,1 0,5 23,5 0,6 94,3 2,6 3.2. Vốn ngoài KTNN 16.535,4 18,6 17.588,1 33,0 19.454,9 38,9 - Vốn doanh nghiệp 8.320,1 50,3 7.857,8 44,7 8.624,8 44,3

- Vốn của dân cư 8.215,3 49,7 9.730,3 55,3 10.830,1 55,7

3.3. Vốn của khu vực

ĐTTT nước ngoài 68.085,4 76,6 31.451,5 59,1 26.920,7 53,8

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Qua số liệu thống kê về cơ cấu vốn đầu tư ta thấy nếu căn cứ vào cấp quản lý, nguồn vốn của Trung ương tham gia đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trên 50%, năm 2015 lên tới 79,1%, song qua các năm tỷ lệ này có chiều hướng giảm xuống, vốn đầu tư ở cấp địa phương lại tăng dần, nếu như năm 2015 chiếm 20,9% thì đến năm 2017 tăng lên là 43,9%. Điều đó chứng tỏ, khả năng đáp ứng về vốn của địa phương ngày càng tăng lên.

Nếu căn cứ vào mục đích cấu thành nguồn vốn thì giai đoạn 2015 – 2017, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang giảm dần, cịn vốn đầu tư khác đang có xu hướng tăng lên. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đầu tư xây dựng CSHT hoàn thiện từ năm 2015 và các năm tiếp theo đi vào sản xuất kinh doanh ổn định nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm.

Nếu phân theo nguồn cấu thành vốn đầu tư, vốn đầu tư chiếm phần lớn thuộc khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2015 chiếm 76,6%, hai năm tiếp theo giảm dần còn trên 50%.

Cơ cấu của nguồn vốn khu vực KTNN cho thấy tỷ lệ vốn do ngân sách nhà nước cấp có xu hướng tăng dần từ 51,9% năm 2015 lên 54,9% năm 2016 và 59,9% năm 2017. Ngược lại, trong cơ cấu vốn đầu tư của khu vực nhà nước, nguồn vốn tự có lại có xu hướng giảm xuống từ 29,1% năm 2015 xuống còn 13,8% vào năm 2017. Trong khi đó, vốn vay lại tăng giảm không ổn định, năm 2015 chiếm 18,5%, năm 2016 tăng lên 29,3% và năm 2017 lại giảm xuống còn 23,7%.

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước đứng thứ 2 trong tỷ trọng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên từ năm 2015 đến 2017, từ 18,6% lên 38,9%. Đây là nguồn vốn có vai trị quan trọng của địa phương, việc nguồn vốn này có xu hướng tăng lên khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và làm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở địa phương cảm thấy yên tâm. Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang có dấu hiệu giảm dần trong 2 năm trở lại đây chứng tỏ tỉnh cần tập trung tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa, cho thấy được sự thuận lợi của môi trường đầu tư đem lại cho các nhà đầu tư.

Đối với vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Từ năm 1993 tỉnh Thái Nguyên bắt đầu có hoạt động của doanh nghiệp FDI. Tính đến hết năm 2017, tồn tỉnh đã thu hút tổng cộng 126 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 7,3 tỷ USD (tương đương 163 nghìn tỷ đồng). Điều này đã đóng góp lớn vào giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách của tỉnh.

Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ hoàn thành (%) 2015 25 200,45 3.238,15 1615,4 2016 25 131,85 764,60 579,9 2017 14 16,31 484,80 2972,4

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, từ năm 1993 đến hết năm 2011 việc thu hút đầu tư FDI chỉ tăng trưởng trung bình từ 1 đến 2 dự án/năm và trong cả giai đoạn này Thái Nguyên mới thu hút được 23 dự án với tổng vốn đầu tư 106,8 triệu USD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tuy nhiên từ năm 2012 trở lại đây, tốc độ thu hút đầu tư dự án FDI tại Thái Nguyên tăng vượt bậc, đặc biệt nhất là năm 2013 khi Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) triển khai dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu cơng nghiệp n Bình (Thị xã Phổ n) đã đưa Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới, tổng vốn trên 3,4 tỷ USD. Nhờ "hiệu ứng" thu hút đầu tư từ tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung, trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, thu hút đầu tư FDI ở Thái Nguyên đã tăng gấp 6 lần về số lượng và tăng xấp xỷ 70 lần về vốn đầu tư so với cả giai đoạn 1993 - 2012... Giai đoạn 2015 – 2017, tỷ lệ hoàn thành vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 1615,4%, 579,9% và 2972,4%, cao hơn gấp nhiều lần so với tổng vốn đăng ký ban đầu. Điều này càng khẳng định được sự hấp dẫn, thu hút của môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2015 2016 2017

Vốn FDI thực hiện qua các năm

Biểu đồ 3.1. Vốn FDI thực hiện qua các năm

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Để có được những kết quả vượt bậc trong thu hút đầu tư FDI, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực cải thiện mơi trường đầu tư, phổ biến lan tỏa các chính sách nhà nước, tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để thu

hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế lớn và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, huy động các nguồn vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và các khu công nghiệp trọng điểm như: Điềm Thụy, Yên Bình, Nam Phổ n...

Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư thật sự có năng lực về tài chính cũng như năng lực về chuyên môn, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, cơng nghiệp phụ trợ.... Các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở phối hợp, song hành cùng nhà đầu tư đảm bảo một môi trường an ninh bền vững giúp đỡ các nhà đầu tư yên tâm hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, gắn bó lâu dài với Thái Nguyên...

Do có bước nhảy vọt trong thu hút đầu tư FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả quan trọng và nổi bật.

Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) các năm gần đây đều đạt trên 12%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu trên địa bàn và thu ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch; trong đó, đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm chiếm từ 15 - 18% tổng thu ngân sách của tỉnh. Tính riêng giai đoạn 2015 - 2017, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã đóng góp trên 5.300 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh... Cũng nhờ vào sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp FDI, từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD. Riêng năm 2017 đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 30% so với giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI năm 2016. Đặc biệt, các dự án FDI đã góp phần tạo nhiều cơng ăn việc làm ổn định cho lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.

Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... mà Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

Theo ơng Hồng Thái Cương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc và một số nước khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tuy nhiên, trong chiến lược thu hút đầu tư ở giai đoạn mới, Thái Nguyên xác định cần thu hút đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI. Do vậy, tỉnh đang xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới nhằm xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên trong thu hút FDI, rà sốt khung chính sách FDI, kịp thời có các giải pháp cụ thể giúp đẩy mạnh thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đang nỗ lực tập trung thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và các văn bản chỉ đạo, điều hành tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng như: hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, hạ tầng khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; kết hợp với sự chỉ đạo của tỉnh về giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để gia tăng thu hút đầu tư góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của các nhà đầu tư và nhân dân trong vùng dự án có KCN, từ năm 2013 đến nay, các KCN tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 46 dự án FDI với vốn đầu tư gần 7 tỷ USD. Trong số các dự án này đã có 22 dự án đi vào hoạt động, còn lại đang xây dựng. Riêng trong năm 2015, khi các dự án cơ bản đi vào hoạt động sẽ đạt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể như: vốn đầu tư giải ngân gần 5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu dự kiến 20 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách dự kiến gần 1.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, khi các dự án này kết thúc đầu tư, đi vào sản xuất ổn định trong năm 2018 và hết thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: vốn giải ngân 7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, giải quyết việc làm 150.000 lao động, nộp ngân sách khoảng 3.000 tỷ đồng.

Để tiếp tục gia tăng thu hút FDI phát triển bền vững các KCN, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung vào thu hút các dự án FDI công nghiệp phụ trợ, chú trọng đến công nghiệp phụ trợ phục vụ cho Samsung và các tập đồn điện tử khác; thu hút cơng nghiệp cơ khí, chế tạo, cơng nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, đi kèm là

công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nhóm ngành cơ khí, chế tạo và sản xuất, lắp ráp ô tô. Đồng thời, kết hợp thu hút các dự án FDI sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao để phục vụ chính cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp KCN; thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các loại hình dịch vụ tài chính - tín dụng khác để cung cấp nguồn lực tài chính và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp KCN.

Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng các hoạt động xúc tiến đầu tư cần gắn chặt với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính về đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, theo hướng rút ngắn tối đa thời gian cho các nhà đầu tư FDI khi thực hiện các thủ tục về đầu tư, kinh doanh; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án FDI đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư... góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh...

3.2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước giữ ở mức ổn định từ 29-30 doanh nghiệp. Theo chủ trương của nhà nước trong quá trình hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước do đó số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên đáng kể, năm 2015 có 1.984 doanh nghiệp, năm 2016 tăng lên 2.095 doanh nghiệp và năm 2017 tăng lên 2.783 doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh qua các năm

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ PT BQ (%)

Doanh nghiệp Nhà nước 29 30 30 1,73

Doanh nghiệp ngồi Nhà nước, trong đó: 1.984 2.095 2.783 19,22 Tập thể 85 78 115 Tư nhân 645 610 691 Công ty TNHH 826 956 1.347 Cơng ty CP có vốn Nhà nước 11 14 12

Cơng ty CP khơng có vốn Nhà nước 417 437 618

Doanh nghiệp có VĐT nước ngồi 39 53 81 44,35

Tổng cộng 2.052 2.178 2.894

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Trong số các doanh nghiệp mới được hình thành ở khu vực ngồi nhà nước thì số lượng các công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 50% trong tổng số các doanh nghiệp ngồi nhà nước, sau đó đến các doanh nghiệp tư nhân, rồi lần lượt đến các công ty cổ phần khơng có vốn Nhà nước, doanh nghiệp tập thể và công ty cổ phần có vốn Nhà nước. Có thể thấy được đây chính là kết quả của những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư đã tạo ra niềm tin đối với các nhà đầu tư nên họ đã tiến hành thành lập mới các doanh nghiệp để đầu tư vốn tiến hành sản xuất kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng mạnh từ 39 doanh nghiệp năm 2015, tăng lên 53 trong năm 2016 và tăng lên 81 doanh nghiệp trong năm 2017. Thơng qua đó phản ánh mơi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên ngày càng tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp ở ngoài nước.

Để phản ánh sự thay đổi của mơi trường đầu tư khơng chỉ nhìn nhận riêng sự thay đổi về số lượng các doanh nghiệp thành lập mới mà cần phải xem xét số lượng vốn đầu tư tham gia vào sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.5. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)