Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích thực trạng hoạt động cải thiện mơi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên qua các
3.3.5. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường xúc tiến đầu tư
Trong bối cảnh cả nước đang tích cực tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại thực hiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Thái Nguyên đã tích cực và chủ động tăng cường giao lưu và đẩy mạnh công tác đối ngoại. Trong hai năm 2016- 2017, tỉnh đã có một số hoạt động tiêu biểu nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của tỉnh như: Tiếp và làm việc với Tập đoàn PDSI trao đổi về cơ hội đầu tư vào các dự án phía Tây thành phố Thái Ngun; Tiếp tục có các buổi đàm phán với Công ty SODRAEP - Bỉ để thúc đẩy Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu trung tâm phía Nam, thành phố Thái Nguyên. Tổ chức đồn cơng tác của lãnh đạo tỉnh tham gia cùng đồn cơng tác của Chính phủ tham dự hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 14 tại tỉnh Quảng Tây; Tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng Công ty Cổ phần chè Hà Thái đạt giải bạc về chất lượng chè tại cuộc thi Chè quốc tế năm 2016 được tổ chức tại Canada; Tiếp và làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Thái Nguyên cũng đã triển khai tích cực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của Đảng trong tỉnh trong việc mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài, đối tác nước ngoài đã ký thỏa thuận hợp tác như: Hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc; Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và thành phố Linkoping, Thụy Điển; Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Luông Pha Băng, CHDCND Lào; Ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và Tổ chức Tồn cầu hóa Nơng thôn mới Hàn Quốc (Saemaul Globalization Foundation); Ghi nhớ thực hiện dự án “Ngôi làng hy vọng tỉnh Thái Nguyên” giữa tỉnh Thái Nguyên, tổ chức Global Civic Sharing (GCS) Hàn Quốc và Công ty điện tử Samsung Hàn Quốc và các hoạt động hợp tác quốc tế khác.
Về hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư: Tiếp tục được triển khai thực hiện thơng qua các chương trình hội chợ, triển lãm; các ấn phẩm của tỉnh như: Bản tin kinh tế, sách, đĩa DVD giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư, trang Website, trang thông tin điện tử nhằm thông tin kịp thời đến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước về các cơ chế, chính sách ưu đãi, tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, giới thiệu về cơ hội và thách thức do các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như: TPP, VKFTA... , cử đoàn tham gia Hội Nghị cấp cao APEC gồm cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thái Nguyên tiếp cận, nhận thức đầy đủ, hiểu sâu sắc, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa những lợi thế, hạn chế những thách thức, góp phần hịa nhập với nền kinh tế thế giới.
Tổ chức Hội nghị giới thiệu về các Hiệp định tự do thương mại - Cơ hội và thách thức cho khoảng trên 1.000 người tham dự đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân và người dân trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức Hội nghị gặp mặt và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; gặp mặt các Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
Theo số liệu từ phiếu điều tra, đa số các nhà đầu tư tìm hiểu các thông tin giới thiệu về tỉnh, các cơ chế chính sách, tài liệu hướng dẫn trình tự, thủ tục đầu tư vào tỉnh… qua internet và truyền hình. Qua đây có thể thấy, tỉnh cần tăng cường hơn nữa cơng tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, tiếp tục in ấn, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về tỉnh và hướng dẫn các thủ tục đầu tư vào tỉnh, cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo gặp mặt các nhà đầu tư để phổ biến, hướng dẫn các văn bản và giải đáp khó khăn, vướng mắc mà các nhà đầu tư gặp phải.
Về hoạt động xúc tiến thương mại. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, củng cố và mở rộng hệ thống phân phối hàng sản xuất trong tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nơng sản, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nông sản, bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bầy, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Xây dựng mơ hình Điểm bán hàng Việt Nam thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tham gia Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục xúc tiến thương mại chủ trì. Thái Nguyên được Chương trình lựa chọn hỗ trợ sản phẩm chè. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Tổ chức hội nghị, hội thảo; đào tạo tập huấn về nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, marketing xuất khẩu.
Tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ về sở hữu trí tuệ. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.
Triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đủ tiêu chí đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Cụ thể: Hỗ trợ đăng ký, bảo hộ thương hiệu; cấp giấy chứng nhận an tồn vệ sinh thực phẩm và hồ sơ cơng bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; thiết kế, in ấn tờ rơi quảng cáo, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Cơng tác hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu: Hỗ trợ tờ rơi, vỏ hộp và đăng ký thương hiệu cho một số Hợp tác xã,Làng nghề chè truyền thống ...
Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.
Về hỗ trợ doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 5.890 doanh nghiệp đăng ký trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Trong đó, doanh nghiệp trong nước: 5.768 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 52.200 tỷ đồng; doanh nghiệp nước ngoài (FDI): 121 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 10.800 tỷ VNĐ.
Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đầu tư, đất đai và cấp phép xây dựng cũng được tăng cường thông
qua các trang Website của Sở, ngành và của tỉnh; thông qua sổ tay hướng dẫn đầu tư và qua hướng dẫn trực tiếp từ các cán bộ làm công tác xúc tiến và tư vấn nắm vững chun mơn, qua đó giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đầu tư, đất đai và cấp phép xây dựng tại Thái Nguyên … Điều này được thể hiện rõ hơn qua số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra, có 78 phiếu (86,7%) hồn tồn hài lịng, hài lòng và khá hài lòng về hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh, 9 phiếu (10%) khơng hài lịng và 3 phiếu (3,3%) khơng có ý kiến.
Trong lĩnh vực khoa học cơng nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 9001 : 2008, ISO 22000, HACCP..); các doanh nghiệp tham dự giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Phối hợp Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng đề án phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin.
Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ về KH&CN của các trung tâm: kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; thống kê các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình; thơng báo cho các doanh nghiệp về các dịch vụ KH&CN do đơn vị thực hiện.
Rà soát, kiểm tra việc hỗ trợ xây dựng website cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các tổ chức nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công nghệ thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN hàng năm; bàn giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức, cá nhân theo quy định. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về công nghệ trên cổng Thông tin điện tử thành phần, ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ.
Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước theo các chương trình của Tỉnh và Bộ KH&CN. Đề xuất, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có hoạt động xác lập quyền Sở hữu công nghiệp.
Tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ kết nối cung - cầu công nghệ, hội chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) hàng năm do Bộ KH&CN tổ chức.
Phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên, Bản tin Kinh tế Cơng Thương; Hồn thiện đưa vào hoạt động phần mềm dịch vụ cơng phục vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhân dân đăng ký thủ tục hành chính. Thường xuyên cập nhật thông tin công nghệ lên sàn ảo (www.tatex.vn) phục vụ tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu, tìm hiểu; thơng báo cho doanh nghiệp biết để tiếp cận, sử dụng các dịch vụ KH&CN do đơn vị cung cấp. Xây dựng các chuyên mục về hoạt động KH&CN để phát trên sóng của Đài PTTH tỉnh.
Trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh là rất cần thiết, các nhà đầu tư cũng nhận thức được điều này khi thể hiện qua phiếu điều tra, có đến 90 phiếu (100%) cho rằng điều này cần thiết, 0 phiếu (0%) cho rằng việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là khơng cần thiết. Vì vậy, tỉnh cần tập trung hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến đầu tư và hội nhập quốc tế; một trong những căn cứ để tỉnh dựa vào đó đưa ra những kế hoạch, phương hướng thực hiện trong giai đoạn tới là đánh giá mức độ hài lịng của các nhà đầu tư đối với cơng tác xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên:
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với công tác xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế tỉnh Thái Nguyên năm 2017
Mức độ hài lòng Số NĐT Tỷ lệ (%) Hồn tồn hài lịng 17 18,9 Hài lòng 42 46,7 Khá hài lòng 28 31,1 Khơng hài lịng 3 3,3 Khơng có ý kiến 0 0
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)
Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã rất nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dần quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào tỉnh. Trong 90 Phiếu điều tra mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với công tác hội nhập quốc tế, xúc tiến đầu tư, có 18,9% phiếu hồn tồn hài lòng, 46,7% phiếu hài lòng, 31,1% phiếu khá hài lịng và có 3,3% khơng hài lòng với chỉ tiêu này của tỉnh Thái Nguyên.