Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích thực trạng hoạt động cải thiện mơi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên qua các
3.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình
và bình đẳng
Một trong những yếu tố quan trọng của mơi trường đầu tư đó là mơi trường pháp lý. Tỉnh Thái Nguyên nhận thức được việc cải thiện môi trường pháp lý là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong thành phố.
Hệ thống pháp lý của tỉnh Thái Nguyên rất công khai và minh bạch, điều này được thể hiện qua số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra, có tới 80 phiếu (88,9%) cho rằng hệ thống pháp lý, các văn bản, luật hướng dẫn tại tỉnh rất công khai, minh bạch, 10 phiếu cịn lại (11,1%) khơng đồng ý với nhận định này.
Về cơ bản, hành lang pháp lý về cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh đã được xây dựng tương đối đồng bộ từ cơ chế chính sách ưu đãi đến thủ tục hành chính và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tư. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện rà sốt, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách theo hướng cụ thể, phù hợp với các quy định hiện hành, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Xây dựng quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Y tế - Giáo dục trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1056/UBND- KTN ngày 7/5/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2015 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; Quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án theo hình thức PPP theo Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định về quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Quy định về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình trên địa bàn; Quy định một số nội dung về quản lý, đầu tư xây dựng Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...
UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng văn bản QPPL tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2018, định hướng đến năm 2020”, đồng thời UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 06/9/2017 về tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản QPPL, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện xác định công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình cơng tác của ngành, địa phương.
Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số 31/2014/QĐ- UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại; Kết cấu hạ tầng Cơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thương và các Quy hoạch khoáng sản; triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành công thương năm 2016; phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp, TTCN và Làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020; Ban hành quyết định quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng các CCN.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng văn bản, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chương trình xây dựng văn bản QPPL, giao các cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Văn phịng UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan xây dựng văn bản trình UBND tỉnh ban hành theo đúng quy định. Sở Tư pháp đã chủ động triển khai, thực hiện tốt công tác thẩm định, tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo 100% văn bản QPPL được thẩm định nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi của văn bản khi được ban hành. Chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản tiếp tục được nâng lên, nhiều nội dung thẩm định, tham gia ý kiến được các cấp, các ngành tiếp thu vào trong dự thảo văn bản QPPL. Năm 2016 thẩm định 52 dự thảo văn bản QPPL; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đối với 35 văn bản của Trung ương, của tỉnh. Năm 2017, thẩm định 66 dự thảo văn bản QPPL.
Theo số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra, có tới 82 phiếu (91,1%) các nhà đầu tư hồn tồn hài lịng, hài lịng và khá hài lịng về các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh, chỉ có 6 phiếu (6,7%) khơng hài lịng và 2 phiếu (2,2%) khơng có ý kiến trong câu hỏi này. Sở dĩ chỉ tiêu này được đánh giá khá cao như vậy là vì tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng một số cơ chế ưu đãi đầu tư nhằm tạo điều kiện huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư, tạo sự đột phá và chuyển biến tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo hướng hiện đại. Tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là những tập đoàn mạnh, thay đổi cơ bản chỉ số PCI, tăng cường hiệu quả của các dự án đầu tư, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực phía Bắc về thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên sẽ được hưởng những chính
sách ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định của Nhà nước và của địa phương, cụ thể như sau:
a. Chính sách ưu đãi về đất đai
- Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới trừ các trường hợp sau:
+ Tổ chức, cá nhân đã có Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, Quyết định cho thuê đất hoặc Hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nay phải thuê đất, tiếp tục sử dụng đất theo nguyên trạng và thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại các điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
+ Tổ chức, cá nhân đang thuê đất thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo các quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.
- Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ chỉ được thực hiện trực tiếp đối với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất và tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp, trừ trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tư khơng được tính chi phí về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.
- Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cao hơn quy định của Nghị định này thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cho thời gian còn lại; trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Nghị định này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thì được hưởng theo quy định tại Nghị định này của thời hạn ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Người thuê đất, thuê mặt nước chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.
- Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định này nhưng trong q trình quản lý, sử dụng đất khơng đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất, th mặt nước có ngun nhân từ phía người th đất hoặc sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được ghi tại quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất nhưng không thuộc trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai thì phải thực hiện hồn trả ngân sách nhà nước số tiền thuê đất đã được miễn, giảm và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuê đất được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được miễn toàn bộ tiền thuê đất nhưng trong thời gian thuê có nguyện vọng nộp tiền th đất (khơng hưởng ưu đãi) thì thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai và có quyền, nghĩa vụ về đất đai như đối với trường hợp không được miễn tiền thuê đất.
- Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê.
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất nếu thực hiện chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình trên đất gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật và người mua tài sản trên đất tiếp tục được Nhà nước cho thuê đất cho thời gian thuê đất còn lại với mục đích sử dụng đất theo đúng mục đích khi nhận chuyển nhượng thì việc miễn, giảm tiền thuê đất được thực hiện như sau:
+ Người chuyển nhượng khơng được tính số tiền thuê đất đã được miễn, giảm vào giá chuyển nhượng.
+ Người nhận chuyển nhượng tiếp tục được miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại.
Trường hợp sau khi nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng không tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích của đất khi nhận chuyển nhượng và chuyển sang sử dụng vào mục đích khác thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất khi thực hiện chuyển đổi mơ hình hoạt động hoặc cổ phần hóa theo quy định của pháp luật thì tổ chức kinh tế sau khi chuyển đổi hoặc cổ phần hóa tiếp tục được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại nếu tiếp tục sử dụng đất vào mục đích đã được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật trước khi chuyển đổi mơ hình hoạt động hoặc cổ phần hóa.
b. Chính sách ưu đãi về thuế
Thuế suất, thời hạn được miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định hiện hành: Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp
* Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 (mười lăm) năm đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Dự án có quy mơ vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu;
+ Dự án có quy mơ vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ơ tơ; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khống sản, có quy mơ vốn đầu tư tối thiểu mười hai nghìn tỷ đồng, sử dụng cơng nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
* Áp dụng thuế suất 10% đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong