Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng hoạt động cải thiện mơi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên qua các

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Về lao động và giải quyết việc làm: Năm 2017 tỉnh đã triển khai thực hiện tốt Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các chương trình, đề án, kế hoạch về giáo dục nghề nghiệp; mạng lưới 61 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo năm 2016 là 30.2010 người, trong đó cao đẳng 916 sinh viên, trung cấp 4.383 học sinh, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 24.911 học viên; năm 2017 đào tạo đạt 36.676 người, trong đó cao đẳng 2.872 sinh viên, trung cấp 11.781 học sinh, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 22.032 học viên. Giáo dục nghề nghiệp đã từng bước gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt năm 2017 đạt 62%.

Theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” theo đó trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có Trường Cao đẳng nghề số 1 thuộc Bộ Quốc phòng được lựa chọn đầu tư để phát triển thành trường nghề chất lượng cao. Theo các Quyết định số 826/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/7/2011, số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ Lao động - TBXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 07 trường được phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 với 02 nghề cấp độ khu vực ASEAN và 19 nghề cấp độ quốc gia.

Theo số liệu từ phiếu điều tra, có 58 phiếu (64,4%) cho rằng số lượng lao động của tỉnh hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, có tới 32 phiếu (35,6%) không đồng ý với quan điểm này. Tỷ lệ này không thấp nhưng chưa phải là cao vì thực tế, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay khá nhiều, dẫn đến nguồn lao động làm việc tại địa phương đơi khi cịn hạn chế. Tuy nhiên, với việc triển khai các chương trình, đề án nói trên, số lượng lao động của tỉnh hứa hẹn sẽ ngày càng đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại tỉnh.

Ngồi các chương trình, đề án nói trên, tỉnh cũng đã tập trung đưa ra các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực. Qua phiếu điều tra, tác giả tổng hợp được có 78 phiếu (86,7%) hồn tồn hài lòng, hài lòng và khá hài lịng về chính sách của địa phương trong việc thu hút nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, cịn 12 phiếu (13,3%) khơng hài lòng. Thời gian vừa qua, tỉnh đã quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, người có cơng với cách mạng, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và lao động bị thu hồi đất canh tác do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố. Đào tạo nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh.

Số lao động được tạo việc làm mới tăng thêm toàn tỉnh năm 2016 là 22.089 người đạt 147,26% kế hoạch, trong đó số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.704 người đạt 170,4% kế hoạch; năm 2017 là 21.425/15.000 lao động, đạt 142,8% kế hoạch, trong đó số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.053 người, đạt 105,3 % kế hoạch, góp phần quan trọng đạt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động.

Các chương trình, đề án giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, các dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động, vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, dự án xuất khẩu lao động được triển khai đồng bộ. Đẩy mạnh các hình thức tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hoá các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giao dịch việc làm; tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp.

Về giáo dục đào tạo: Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ Nội vụ. Thực hiện chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm.

Tiếp tục tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế của Đảng và Chính phủ; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Quyết định số 404/QĐ-TT ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” (Ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính).

Tiến hành rà soát, bổ sung thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và thực hiện tốt công tác quy hoạch CBQL, đội ngũ nhà giáo đảm bảo đúng quy trình, tạo được sự phát triển. Đã rà sốt quy hoạch CBQL các cơ sở giáo dục, phê duyệt bổ sung quy hoạch cho các đơn vị trực thuộc.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 và các quy định về đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức hiện hành. Khuyến khích các đơn vị chủ động xây dựng phương án tích hợp, liên thơng giữa các kết quả đánh giá để làm rõ thực trạng về chất lượng đội ngũ, sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, tinh giản biên chế đội ngũ theo quy định cũng như xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá đội ngũ.

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, cơng chức. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, tổ chức cho cán bộ công chức đăng ký nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đến nay 100% giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó trình độ đào tạo trên chuẩn: Mầm non 75,73%; tiểu học 93,63%; THCS 82,26%; THPT 29,97%. Đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: tiến sĩ 5,2%; thạc sĩ 62,6%. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định 79,34% (tăng 51,99% so với năm 2015), trong đó: Tiểu học 91,1%; THCS 84,82%; THPT 51,8%.

* Đánh giá mức độ hài long của các nhà đầu tư đối với chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Nguyên:

Bảng 3.9. Mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên

Mức độ hài lịng Số NĐT Tỷ lệ (%) Hồn tồn hài lịng 12 13,3 Hài lòng 46 51,1 Khá hài lòng 24 26,7 Khơng hài lịng 8 8,9 Khơng có ý kiến 0 0

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)

Trình độ học vấn và tay nghề nguồn nhân lực thời gian qua của tỉnh Thái Nguyên có nhiều biến chuyển tích cực. Trong 90 Phiếu điều tra đánh giá khách quan mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên, chỉ có 13,3% phiếu hồn tồn hài lịng, 51,1% phiếu hài lòng, 26,7% phiếu khá hài lịng và 8,9% khơng hài lòng. Như vậy, đối với một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển hiện nay thì chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề thực sự quan trọng để thu hút được đầu tư phát triển của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)