Nguyên tắc khi tổ chức dạy họcdự án

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm halogen (Trang 37 - 41)

5 .Các điểm mới và đóng góp của đề tài

2.2.2.Nguyên tắc khi tổ chức dạy họcdự án

6. Cấu tru ́c của đề tài

2.2.2.Nguyên tắc khi tổ chức dạy họcdự án

2.2. Những địnhhướng khi tổ chức dạy họcdự án môn hóa học lớp10

2.2.2.Nguyên tắc khi tổ chức dạy họcdự án

Nguyên tắc 1 : Nội dung dự án phù hợp với mục tiêu dạy học và gắn liền với thực tiễn cuộc sống

38 Phải có liên hệ với thực tế, môi trường xã hội.

Làm cho học sinh quan tâm, khơi gợi được hứng thú của các em. Phải vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề về thời gian của các em.

Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và rõ ràng.

Nguyên tắc 2 : Học sinh là trung tâm của quá trình học tập, chủ động lĩnh hội tiếp thu tri thức và phát huy khả năng sáng tạo của mình

Trong cách học truyền thống, HS chỉ là người tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Tuy nhiên đối với PPDHDA, vai trò của HS có sự thay đổi rõ rệt. HS sẽ là người chủ động trong mọi hoạt động của dự án. Để đảm bảo tốt nguyên tắc này, HS cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

HS sẽ quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạtđộng cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Từ bỏ thói quen lười hoạt động, lười suy nghĩ của mình.

HS giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kỹ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.

Lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em.

Bám sát với mục tiêu dự án và các tiêu chí đánh giá mà GV đã thống nhấtđưa ra.

Tự tin, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và những ý tưởng sáng tạo của mình, vượt qua những sự lo lắng, sợ sệt khi nghĩ mình nói sai. HS nên nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.

HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dựán.

Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.

Nguyên tắc 3 : GV phải là người hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình tiến hành dự án của HS

Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong phương

39 pháp DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình

Nguyên tắc 4 : Bộ câu hỏi định hướng bám sát nội dung bài học, kích thích hứng thú cho HS và đáp ứng được mục tiêu của bài học

Bộ câu hỏi định hướng có vai trò rất quan trọng trong DHDA. Nó không chỉ định hướng, khuyến khích học sinh học tập đúng đắn mà thông qua bộ câu hỏi địnhhướng, học sinh còn hứng thú hơn, dường như trở thành những người học tự định hướng, giúp học sinh nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức đang học với thế giới của mình.

Nguyên tắc 5 : Hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, chính xác và công bằng

Tiêu chí đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong dự án. Nó là thước đo cho những nỗ lực của HS trong quá trình hình thành sản phẩm dự án. Một khí có được tiêu chí đánh giá phù hợp, công bằng, HS mới nhận thức được những cố gắng của mình sẽ được nhìn nhận xứng đáng, tích cực.

Các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo những yêu cầu sau:

 Nội dung đánh giá phù hợp với sản phẩm của dự án. Ví dụ : đánh giá về bài trình chiếu, đánh giá publisher, đánh giá bài thuyết trình ...

 Mức độ đánh giá phù hợp với năng lực và trình độ của HS.

 Các tiêu chí đánh giá phải được thông qua và thống nhất của toàn thể HS và GV để đảm bảo tính công bằng.

Nguyên tắc 6 : Tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả

Để làm việc nhóm hiệu quả đầu tiên cần phải phân chia nhóm hợp lý. Về cách chia nhóm:

Ngay từ khâu chia nhóm GV cũng nên để ý đến tính công bằng cho các nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà GV áp dụng cách này hay cách khác cho phù hợp.

 Cách 1: Căn cứ vào vị trí chỗ ngồi trong lớp.

 Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp.  Cách 3: Chia nhóm bạn thân.

 Cách 4: Chia nhóm thông qua điều tra về trình độ HS, tỉ lệ nam nữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo trong mỗi nhóm HS có HS khá, giỏi, thành thạo vi tính và khai thác tốt thông tin trên mạng Internet. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40 Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng cónhiệm vụ điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư ký để ghi chép lại những hoạt động và nhữnga ý kiến thống nhất của nhóm.

Những kĩ thuật cơ bản của làm việc nhóm mà GV cần rèn luyện cho HS trong quá trình thực hiện dự án là:

Thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải nêu ra được mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm để mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được vai trò của mình đối với nhóm.Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm.Thiết kế nhóm học tập (bao gồm hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu trúc nhóm, xác định qui mô nhóm).Thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong nhóm.Tổ chức, hướng dẫn và quản lí, đánh giá hoạt động học theo nhóm.Các thành viên trong nhóm phải chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cần tích cực lắng nghe và phê bình mang tính xây dựng.

Nguyên tắc 7 : Sử dụng đánh giá từng phần và đánh giá tổng thể trong lớphọcCác đánh giá thường xuyên diễn ra trước và trong khi triển khai bài dạy

được gọi là đánhgiá từng phần. GV sử dụng thông tin từ các bảng đánh giá này để điều chỉnh cách hướng dẫn và giúp cho HS luôn theo sát với dự án.

Bốn mục đích của đánh giá từng phần: Tìm hiểu nhu cầu HS:

Khuyến khích tự định hướng và hợp tác: Giám sát tiến độ:

Kiểm tra mức độhiểu biết và thúc đẩy khả năng nhận thức:

Đánh giá tổng thể: Là đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi dự án, đánh

giácuối cùng về sản phẩm hoặc hoạt động. GV có thể tìm thấy những điểm còn yếu để trình bày kĩ hơn trong các bài dạy khác. HS có thể nhận ra những điều còn khó hiểu để cố gắng tìm ra câu trả lời trong tương lai.

Với các công cụ đánh giá có thể dùng : Bảng kiểm mục, bảng tiêu chí, biểuđiểm, đặt câu hỏi, phản hồi nhanh, bảng biểu, đồ họa,…

Việc đánh giá tổng thể này có thể áp dụng cho mỗi cá nhân HS, các nhóm HS hay toàn lớp học với các hình thức: HS tự đánh giá, HS trong nhóm đánh giálẫn

nhau (đánh giá đồng đẳng), HS đánh giá các nhóm, GV đánh giá các nhóm và đánh giá toàn lớp.

Nguyên tắc 8 : Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động củadự án

Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh

41 cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm.

GV cần bố trí một địa điểm thích hợp có đầy đủ các phương tiện để học sinh trình bày sản phẩm của mình như : máy tính, máy chiếu ...

Nguyên tắc 9 : Quản lí thời gian và tổ chức công việc khoa học, hợp lí

Lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành DHDA. Không nên để thời gian thực hiện dự án gần với ngày thi học kì sẽ khiến học sinh lo ôn thi mà không tập trung vào thực hiện dự án.

Phân bố thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn tiến hành dự án một cách hợp lí. Phải có thời gian biểu rõ ràng và làm việc một cách khoa học để không mất nhiều thời gian khi thực hiện một khối lượng công việc khá lớn.

GV có thể tận dụng những giờ giải lao của HS để trao đổi thông tin và giúp các em giải quyết khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dự án hoặc trao đổi thông tin qua các nhóm lớp.

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm halogen (Trang 37 - 41)