Quy trình thực hiện cho một dựán học tập

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm halogen (Trang 41)

5 .Các điểm mới và đóng góp của đề tài

6. Cấu tru ́c của đề tài

2.3. Quy trình thực hiện cho một dựán học tập

2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án.

Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thànhkiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án học sinh hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

2.3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.

Thiết kế ý tưởng dự án: Dựán là một bài tập tình huống mà người học phảigiải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến thế giới thực, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. Khi thiết kế ý tưởng dự án nên chú ý đến các chủ đề thực tế và các vấn đề mà học sinh thực sự muốn tìm hiểu.

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Là một hệthống những câu hỏi do giáoviên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thái độ, . . . Cần suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh, câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ khiến cho hoạt động học tập trở nên khó đoán trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của việc học theo dự án.

42

2.3.3. Triển khai thực hiện dự án.

Tiến hành các công việc đã liệt kê trong kế hoạch thực hiện cho từng dự án Mỗi dự án học tập bao gồm:

Bảng 2.3. Kế hoạch thực hiện một dự án

STT Nội dung Miêu tả

1 Thời gian thực hiện

Miêu tả số tiết cần hoàn thành dự án.

2 Mục tiêu dự án

Thể hiện rõ những mục tiêu học sinh đạt được trong quá trình thực hiện dự án, từ đó cho phép GV xem xét khả năng của HS để tạo ra những điều chỉnh cần thiết.

3 Bộ câu hỏi định hướng

Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vấn đề,hình dung được dự án tạo được mối quan hệ giữa nội dung bài học và HS.

4 Bài tập dự án cho HS

Mỗi dự án đưa ra một vấn đề cần được giải quyết để đưa đến một kết quả. Nhờ đó HS xác định được vai trò của mình, nhiệm vụ và sản phẩm phải đạt được trong dự án.

5 Chi tiết dự án Đưa ra những thông tin chung về dự án, bao gồm những chi tiết giúp tạo ra các bước liên kết.

6 Yêu cầu tiên quyết đối với học sinh

Bao gồm danh sách các kĩ năng tiên quyết được cung cấp nhằm xem xét trước những kĩ năng mà HS sẽ sử dụng trong dự án.

7 Công nghệ trong lớp học

Xác định những thông tin cần thiết trên internet, HS chuẩn bị máy, cài đặt tìm tài liệu phù hợp.

8 Các trang web gợi ý

Bao gồm các đường dẫn về website có liên quan đến dự án.

9 Tài liệu tham khảo

Bao gồm các tài liệu liên quan: sách giáo khoa, báo, tạp chí, băng hình, các nguồn tài liệu mà HS sẽ tiếp cận thông qua các bài giảng… được dùng làm cơ sở giúp GV tập hợp những tài liệu cần thiết khi GV chuẩn bị cho dự án.

10 Các bước thực hiện trong lớp học

Lên kế hoạch chi tiết các hoạt động của dự án, hướng dẫn gợi ý để dẫn dắt HS trong suốt dự án.

11 Ý kiến đánh giá

43

2.4. Các bƣớc tiến hành khi thực hiện một dự án

2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm

Các công việc cần đạt được :

Kiểm tra sự hiểu biết của HS về PPDHDA và trình độ kiến thức của các em bằng các phiếu điều tra.Giới thiệu cho các em biết về PPDHDA.

 Hướng dẫn các em học tập theo dự án.  Giới thiệu câu hỏi khái quát.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Thực hiện các phiếu điều tra (20 phút)

Cho HS thực hiện các phiếu điều tra, bao gồm: phiếu thăm dò học sinh, phiếu điều tra kiến thức cũ của học sinh.

2.4.2. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án

Tóm tắt công việc

 Thống nhất dự án của các nhóm.

 Chuyển tải đến học sinh các câu hỏi nội dung.

 Thống nhất các tiêu chí đánh giá: tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình …  Thông qua kế hoạch của các nhóm.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 Thống nhất dự án và thông qua kế hoạch của các nhóm.

Các nhóm lần lượt trình bày thảo luận dự án của nhóm, tính khả thi và sơlược kế hoạch thực hiện dự án.

Thống nhất các tiêu chí đánh giá.

Cùng học sinh thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá thật cụ thể, bao gồm: Tiêu chí đánh giá sự cộng tác trong nhóm.

Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình của dự án. Tiêu chí đánh giá sản phẩm publisher.

Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm.

2.4.3. Bước 3: Thực hiện dự án

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và thảo luận giữa các nhóm.  Thông qua sơ lược sản phẩm của HS.

44  Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.

Chia nhóm

 Hiểu rõ các kiến thức đã sử dụng trong quá trình thực hiện dự án.  Trình bày lại được các kiến thức đó cho các bạn và cho GV.  Hiểu được các kiến thức trong lý thuyết được vận dụng vào trong

thực tiễn như thế nào. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án, thông qua sản phẩm sơ lược và thảo luận giữa các nhóm.

Các nhóm lần lượt báo cáo tiến độ thực hiện dự án, mức độ hoàn thành sản phẩm cũng như những khó khăn, trở ngại nhóm vẫn chưa giải quyết được. Thảo luận giữa các nhóm để khắc phục những khó khăn.

Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.

Hướng dẫn HS chuẩn bị: sản phẩm hoàn chỉnh của nhóm, các hồ sơ học tập đã được hoàn chỉnh, các bản tiêu chí đánh giá, bài trình chiếu giới thiệu sản phẩm, các khách mời (nếu có) của nhóm.

2.4.4. Bước 4: Thu thập và báo cáo kết quả

Tóm tắt công việc ngày

Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án.

Các nhóm khác trao đổi thảo luận. Giao lưu với khách mời (nếu có).

 Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí đã thống nhất.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGCác nhóm lần lượt trình bày và thảo luận về sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án.

 Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí đã thống nhất và làm bài kiểm tra giấy.

 Công bố kết quả, nhận xét chung và rút kinh nghiệm.

2.4.5. Bước 5: Đánh giá dự án.

Đánh giá dự án dựa trên các tiêu chí đã nêu ở phần trên.

2.5. Thiết kế một số dự án dạy học

Giới thiệu 3 dự án dạy học cho chương HALOGEN chương trình Hóa học lớp 10bao gồm:

45 Dự án 1. Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống.

Dự án 2. Hợp chất chứa oxi của clo.

Dự án 3. Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người.

2.5.1. Dự án 1. Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống

Dự án này, HS sẽ thiết kế publisher giới thiệu sơ lược về lịch sử tìm ra nguyên tố Clo, tính chất và ứng dụng của nó

Tiêu đề bài dạy

Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống. I. Tóm tắt bài dạy

Có đến một nghìn năm nay muối ăn đã được dùng để nấu nướng và giữ gìn các thức ăn (muối thịt, cá, cà và những thức ăn khác). Nhưng mãi đến cuối thế kỉ XVIII người ta vẫn chưa biết thành phần cấu tạo của nó. Và như thế thì lúc bấy giờ người ta cũng chưa biết đến clo.

Làm sao giải thích được clo, một nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên và đã từ lâu luôn bám sát con người trong cuộc sống, lại được phát minh tương đối chậm?

II. Lĩnh vực bài dạy

Hóa học lớp 10, Khoa học đời sống, Ứng dụng tin học …

III. Thời gian dự kiến: 1 tuần IV. Các chuẩn nội dung

Lịch sử tìm ra khí clo.

Tính chất vật lý, tính chất hóa học của clo. Trạng thái thiên nhiên, điều chế.

Kỹ thuật thiết kế publisher.

V. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Giúp các em tìm hiểu lịch sử hóa học, từ đó cảm thấy hừng thú hơn trong học tập, rèn luyện tinh thần nghiên cứu khoa học.

Giúp các em biết được trạng thái của clo trong tự nhiên, cách điều chế. Nắm được các tính chất của clo, từ đó trình bày nội dung kiến thức chính cần ghi nhớ dưới dạng publisher với hình ảnh bắt mắt sẽ kích thích học tập và xem đó như một tài liệu dùng kèm trong quá trình học tập.

46 Hiểu được công việc của một người làm khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, từ đó giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, cẩn thận trong công việc.

Biết cách thiết kế publisher, rèn luyện khả năng sử dụng tin học.

VI. Bộ Câu hỏi định hƣớng

Clo và các hợp chất của clo có vai trò như thế nào trong cuộcsống của con người?

Những hợp chất hóa học nào của clo mà con người thường hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?

Khí clo có cấu tạo như thế nào?

Clo có những tính chất vật lý nào? Trạng thái? Màu sắc?

VII. Lịch trình đánh giá: * Chi tiết bài dạy

Kiến thức Lịch sửtìm ra khí clo.

Tính chất vật lý, tính chất hóa học của clo Trạng thái thiên nhiên, điều chế.

Kỹ thuật thiết kế publisher.

Kỹ năng

Thành thạo trong việc tra cứu Internet.

Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm publisher Kinh nghiện trình bày trước đám đông

Các bƣớc tiến hành bài dạy

Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng. Lập sơ đồ tư duy.

Xác định sản phẩm dự kiến. Phân công nhiệm vụ.

Trình bày kế hoạch dự án. Thực hiện dự án.

Giới thiệu sản phẩm.

47

Học sinh tiếp thu chậm Miêu tả hiệu chỉnh và hỗ trợ dành cho học sinh,, như thời gian học phụ đạo, mục tiêu học tập được điều chỉnh, các bài tập được điều chỉnh, chia nhóm, lịch giao bài, công nghệ thích ứng, và hỗ trợ từ các chuyên gia. Liệt kê các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. Đồng thời, miêu tả sự thay đổi cách học sinh có thể trình bày điều mình học được (VD:phỏng vấn thay vì làm bài viết).

Học sinh yếu tiếng Anh Miêu tả hiệu chỉnh và hỗ trợ dành cho học sinh, như thời gian học phụ đạo, mục tiêu học tập được điều chỉnh, các bài tập được điều chỉnh, chia nhóm, lịch giao bài, công nghệ thích ứng, và hỗ trợ từ các chuyên gia. Liệt kê các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. Đồng thời, miêu tả sự thay đổi cách học sinh có thể trình bày điều mình học được (VD:phỏng vấn thay vì làm bài viết).

Học sinh năng khiểu Miêu tả nhiều cách học sinh có thể tìm hiểu về nội dung chương trình giảng dạy, bao gồm tự học, và các lựa chọn thông qua đó học sinh có thể minh họa hoặc trình bày những gì các em đã học, như các bài tậpkhó hơn, các bài mở rộng đòi hỏi hiểu sâu sắc, các nghiên cứu mởrộng về các chủ đề liên quan do người học chọn, và các bài tập hay dự án có câu trả lời gợi mở. Nêu ra các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng.

2.5.2. Dự án 2. Hợp chất chứa oxi của clo

Dự án này, HS sẽ tìm hiểu hợp chất chứa oxi của clo sau đó hoàn thành một báo cáo, một bài trình diễn đa phương tiện và một bản tin Hóa học.

Tiêu đề bài dạy: Hợp chất chứa oxi của clo Tóm tắt bài dạy

Một lớp học được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm học sinh được giao nhiệm vụ như những nhà hóa học làm báo cáo tổng quan nghiên cứu về các hợp chất chứa oxi của clo, đi sâu vào giới thiệu cấu tạo, tính chất, vai trò của một vài hợp chất tiêu biểu (nước Javel, kali clorat, clorua vôi).

Mỗi nhóm học sinh sau khi giới thiệu tổng quan về các hợp chất chứa oxi của clo sẽ đi sâu vào giới thiệu một hợp chất quan trọng về: công thức, tính

48 chất vật lý, cách điều chế, ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Bài tập trình bày dùng Power Point qua máy tính để giới thiệu các mục đã nêu ở trên.

Gợi ý cho học sinh làm bản tin Hóa học: tìm hiểu về các hợp chất chứa oxi của clo (thành phần cấu tạo, tính chất, nguồn nguyên liệu, cách thức điều chế, dây chuyền sản xuất, ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống, ảnh hưởng đến môi trường…)

Tìm hiểu và thu thập thông tin từ sách giáo khoa, các loại sách tham khảo, phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, truyền thanh, Internet), trao đổi với giáo viên và các chuyên gia…

Lĩnh vực bài dạy:Hóa học, Khoa học đời sống … Cấp / lớp:Lớp 10

Thời gian dự kiến: 2 tuầnục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung

Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối).

Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7).

Những hợp chất này đều kém bền.

Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat).

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Kiến thức

Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối). Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7).

Những hợp chất này đều kém bền.

Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat).

Thái độ

Giáo dục thái độ say mê nghiên cứu khoa học, biết cách sử dụng hợp lý các loại hóa chất trong từng trường hợp cụ thể

49 Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất.

Viết các phương trình hóa học để điều chế ba loại muối trên, rèn luyện kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình

ảnh, âm thanh, bảng biểu, sơ đồ...)

Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu… Tư duy

Phát triển tư duy bậc cao thông qua việc lựa chọn đề tài có tính thực tiễn, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Sản phẩm

Học sinh hoàn thành một báo cáo và một bài trình diễn đa phương tiện và một bản tin Hóa học.

Bộ Câu hỏi định hƣớng

Câu hỏi khái quát: Điều gì làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn?

Câu hỏi bài học Vì sao các chất hóa học lại vô cùng phong phú và đa dạng?

Giới thiệu về các hợp chất chứa oxi của clo (phân loại, công thức, cách gọi tên, số oxi hóa của clo trong các hợp chất đó, tính chất chung) ?

Câu hỏi Nội dung: Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của nước Javel?

Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của clorua vôi? Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của kali clorat? Nhận xét chung về phương pháp điều chế ba muối trên?

Các loại hóa chất trên có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh?

Lịch trình đánh giá Trƣớc khi bắt đầu dự án

Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án.

Bản tìm hiểu nhu cầu học tập - GV yêu cầu HS xếp hình ảnh - Tiêu chí đánh giá hợp tác - Tiêu chí đánh giá bài thu - Hướng dẫn cho điểm bài - Phản hồi cuối cùng. - Mỗi học

50 của học

sinh

theo chủ đề -Gv đặt câu hỏi với dự án sắp triển khai - Thảo luận - Phản hồi sự hợp tác hoạch - Thảo luận thu hoạch - Nhận xét của bạn học về sản phẩm sinh viết bài cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.

Các kỹ năng tiên quyết

Kiến thức:

- Họcsinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối).

- Nắm được các sốoxi hóa có thểcó của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5,+7). Những hợp chất này đều kém bền.

- Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chếvàứng dụng của ba loại muối (nướcJavel, clorua vôi, kali clorat).

Kỹ năng

Thành thạo trong việc tra cứu Internet .

Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm cơ bản.

Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, sơ đồ...).

Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu…

Các bƣớc tiến hành bài dạy

Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng. Lập sơ đồ tư duy.

Xác định sản phẩm dự kiến. Phân công nhiệm vụ.

Trình bày kế hoạch dự án.

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm halogen (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)