I. Lí do chọn đề tài
31. Phụ lục 1: Thiết kế giáo án “Hai đứa trẻ” theo hướng vận
nhận của em về không gian phố huyện lúc chiều tàn?
Nhóm 2: Cảnh chợ tàn được miêu tả
như thế nào? Cảnh này gợi cho em những suy nghĩ gì?
Nhóm 3: Hình ảnh những kiếp người
nghèo khổ nơi phố huyện được tả như thế nào? Cảm nhận của em về cuộc sống của người dân nơi phố huyện?
Nhóm 4: Trước không gian, thời gian,
cảnh vật, con người nơi đây, Liên có những tâm trạng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc
- HS thảo luận theo nhóm, trao đổi, suy nghĩ, ghi lại câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: Trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả làm việc của học sinh và chốt kiến thức
- Hình ảnh con ngừơi: “Mấy đứa trẻ
con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất, chúng đi lại tìm tịi... để lại” =>
Nghèo khổ, lam lũ, tội nghiệp - Tâm trạng của Liên:
+ Không gian, thời gian và cảnh vật truyền vào tâm hồn nhạy cảm của Liên cảm giác “buồn man mác trước cái giờ
khắc của ngày tàn”
+ Thương cảm cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp và động lòng trắc ẩn về một quê hương nghèo khó, nhọc nhằn. + Cảm nhận được mùi vị quê hương thân thuộc
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Hình ảnh phố huyện lúc về đêm a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của những con người nghèo khổ nơi phố huyện lúc về đêm
b) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm và trình bày trên lớp.
- GV tổ chức hoạt động khăn trải bàn để tìm hiểu nội dung kết hợp phát triển trí thơng minh ngơn ngữ, trí thơng minh vận động và âm nhạc ở học sinh.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ GV giao.
c) Sản phẩm:
- Phần trả lời vào phiếu học tập của học sinh, câu trả lời trực tiếp.
- Những nội dung chính về bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc về đêm
d) Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Vận dụng trí thơng minh ngôn ngữ
32
Gv sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, tổ chức 4 nhóm với các nội dung tương ứng:
+ Nhóm 1: Hình ảnh thiên nhiên được tác
giả miêu tả như thế nào? Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bóng tối, ánh sáng được tác giả miêu tả ở đây?
+ Nhóm 2: Tìm hình ảnh những kiếp
người tàn tạ trong bóng tối? Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống của người dân nơi phố huyện?
+ Nhóm 3: Anh/chị có nhận xét gì về
nhịp điệu của cuộc sống ở phố huyện nghèo?
Anh/chị có nhận thấy điều đáng quý trong tâm hồn của người dân phố huyện là gì khơng?
+ Nhóm 4: Trong khơng gian, thời gian và nhìn những kiếp người lam lũ trong bóng tối, Liên có tâm trạng gì?
* Vận dụng trí thơng minh vận động
GV yêu cầu HS diễn lại đoạn kịch
“Những kiếp người tàn”
* Vận dụng trí thơng minh âm nhạc
HS hát bài “Hai đứa trẻ” được viết lại lời trên nền nhạc bài “Giấc mơ trưa”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm, trao đổi, suy nghĩ, ghi lại câu trả lời vào giấy nháp.
- HS diễn đoạn kịch “Những kiếp người
tàn”
- HS hát bài “Hai đứa trẻ” được viết lại lời trên nền nhạc bài “Giấc mơ trưa”. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: Trả lời theo nhóm
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
a. Khung cảnh thiên nhiên và con người chìm ngập trong đêm tối mênh mông
- Thiên nhiên:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần
chứa đầy bóng tối”. “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa” Bóng tối tràn lan,
dày đặc
- Ánh sáng chỉ “hé ra một khe”, quầng
sáng quanh ngọn đèn chị Tí, chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng mất đi rồi hiện ra
trên gánh phở bác Siêu, từng hột sáng
lọt qua phên nứa cửa hàng Liên. Tất cả
thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí - > Hiếm hoi, ít ỏi, leo lét, tù mù, yếu ớt => Bóng tối mênh mơng, bao trùm phố huyện nghèo nàn, yên tĩnh.
b. Những kiếp người tàn tạ, lam lũ
sống , làm việc và đi lại trong bóng tối:
+ Chị Tí: Với cái hàng nước dưới gốc cây bàng, hàng hóa đơn sơ: nước chè tươi, thuốc lào; bán cho phu xe, phu gạo, lính lệ; ế ẩm nhưng ngày nào cũng bán.
+ Bà cụ Thi: nghiện rượu, xuất hiện
với tiếng cười khanh khách rồi lại đi lần vào trong bóng tối
+ Bác phở Siêu: với gánh phở kĩu kịt nhưng khơng bán được vì với người dân phố huyện phở là một món quà xa
xỉ, ít ai có thể mua được
+ Gia đinh bác Xẩm: “ngồi trên manh
chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”, cuối cùng ngủ gục trên manh chiếu bên đường.
+ Hai chị em Liên: trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu để phụ giúp gia đình
33
GV: nhận xét đánh giá kết quả làm việc của học sinh và chốt kiến thức
=> Tất cả họ mỗi người một cảnh nhưng đều là những kiếp người nghèo khổ, tàn tạ, buồn chán, mòn mỏi, lam lũ, sống vật vờ, leo lét trong đêm tối mênh mông, không ánh sáng, không tương lai...Họ sống héo hắt, bế tắc trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Nhịp sống: cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày: Mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, gia đình bác xẩm, bác phở Siêu, hai chị em Liên...ngày nào cũng vậy, đêm nào cũng vậy.
- Tuy vậy, họ vẫn mong đợi một cái gì
tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.
* Tâm trạng của Liên:
- Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội: được hưởng những thức quà
ngon, lạ; được mẹ cho đi chơi bờ Hồ; được uống những cốc nước lạnh xanh, đỏ
- Buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, xót xa, cảm thơng, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, tàn tạ
- Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của người dân nơi phố huyện.
Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập
trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Hình ảnh phố huyện lúc chuyến tàu đi qua a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của những con người nghèo khổ nơi phố huyện lúc chuyến tàu đi qua
b) Nội dung: