Thống kê số lượng các loại đất tại thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 71)

Stt Loại đất Ký hiệu xây dựng bản đồ đơn tính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất cát G1 783,15 3,96 2 Đất mặn sú vẹt được G2 7595, 22 38,43 3 Đất phèn G3 4863, 15 24,61 4 Đất phù sa G4 1063, 1 5,38 5 Đất có tầng sét loang lổ G5 875, 95 4,43 6 Đất xám G6 104, 24 0,53 7 Đất vàng đỏ G7 4479, 16 22,6

Tổng diện tích điều tra 19763, 97 100

Bản đồ đất đã xác định được đất của Thị xã Quảng Yên gồm có 7 loại đất đó là: Đất cát, đất mặn sú vẹt đước, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét loang lổ, đất xám, đất vàng đỏ. Cụ thể các loại đất như sau:

a. Nhóm đất cát

Nhóm đất này bao gồm hai loại đất là đất cát ven sông, ven biển và đất cát biển. Với tổng diện tích của hai loại đất này là 783,15ha chiếm 3,96% tổng diện tích đất điều tra phân bố chủ yếu ở các xã ven biển, ven sông như: Minh Thành, Đông Mai, Tiền An, Cộng Hoà, Hoàng Tân, Hà An…

Với đất cát ven sông, ven biển phẫu diện có dạng thô sơ chưa phân hóa, chủ yếu thành phần cơ giới là cát.

Đất cát biển được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thống sông và biển, phản ứng của đất ít chua ở tất cả các tầng đất, hàm lượng hữu cơ nghèo, càng xuống sâu các tầng dưới, hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số ở lớp mặt trung bình, càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm, Kali tổng số trung bình song kali dễ tiêu lại ngèo, dung tích hấp thu thấp. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, sét vật lý dưới 20%, khả năng giữ nước và phân bón kém.

b. Nhóm đất mặn sú vẹt đước

Đất mặn sú vẹt đước được hình thành từ những phù sa sông, biển lắng đọng trong môi trường nước biển do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch ngầm ven biển cửa sông. Diện tích 7595,22ha chiếm 38,43% tổng

diện tích đất điều tra, phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện, trong đó tập trung ở các xã, phường như: Hà An, Minh Thành, Phong Cốc, Yên Hải…

Nhóm đất mặn sú vẹt đước có phản ứng của đất là trung tính ít chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số khá. Lân tổng số giàu, song lân dễ tiêu lại ngèo, Kali tổng số và dễ tiêu rất giàu, càng xuống sâu, xu hướng càng tăng

Loại đất này phân bố ở vùng ngoài đê biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều.

e. Nhóm đất phèn

Được hình thành do sản phẩm phù sa với vật liệu sinh phèn (Xác thực vật chứa lưu huỳnh: pyrite) phát triển mạnh ở môi trường mặn, yếm khí, khó thoát nước. Đất phèn được xác định sự có mặt trong phẫu diện đất 2 loại tầng chuẩn đoán chính là tầng sinh phèn và tầng phèn . Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (đôi khi cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt động).

Phản ứng của nhóm đất phèn là trung tính, ít chua. Hàm lượng hữu cơ diễn biến từ 2,32-3,4% ở tầng mặt, xuống tầng 2, tầng 3 của phẫu diện hàm lượng hữu cơ giảm, xuống tầng 4 hằm lượng hữu cơ lại tăng lên do sự tích lũy của các xác hữu cơ. Lân tổng số từ trung bình đến giàu, song lân dễ tiêu lại ở mức nghèo đến trung bình. Dung tích hấp thu cao.

Với diện tích 4863,15ha chiếm 24,61% tổng diện tích đất điều tra. Phân bố chủ yếu ở các xã như Sông Khoai, Yên Hải, Hà an, Tiền An, Liên Vị, Hiệp Hoà, Cộng Hoà…

Hiện nay, đất phèn đang được sử dụng trồng lúa, tuy nhiên ở một số vùng trũng cây lúa không mang lại năng suất cao.

b. Đất phù sa

Nhóm đất này có diện tích 1063,1ha, chiếm 5,38% tổng diện tích đất điều tra, được chia ra hai đơn vị: Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua và đất phù sa không được bồi chua.

Phản ứng của đất ít chua ở tất cả các tầng, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình tương ứng 2,15% và 0,125%. Lân tổng số ở tầng đất mặt giàu, song lân dễ tiêu lại ở mức trung bình và càng xuống sâu lân tổng số và dễ tiêu đều giảm, Kali tổng số và dễ tiêu đều giàu ở các tầng. Thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ ở lớp đất mặt và xuống sâu thành phần cơ giới là trung bình.

Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các xã Hiệp Hòa, Cẩm La, Cộng Hòa, Nam Hòa, Phong Cốc, phường Quảng Yên, Tiền An, Yên Giang, và Yên Hải. Chủ yểu được hình thành do sự bồi đắp của các sông chính: Sông Chanh, Sông Khoai, Sông Bến Giang.

Loại đất này có độ phì nhiêu khá và hiện đang sử dụng trồng lúa

d. Nhóm đất có tầng sét loang lổ

Nhóm đất có tầng sét loang lổ hình thành trên các loại mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ hoặc trên các nền đá mẹ khác nhau. Hình thái phẫn diện thường xuất hiện tầng tích sét loang lổ, đôi khi xuất hiện các mức độ kết von khác nhau. Phản ứng của đất trung tính ít chua ở tầng đất mặt, hàm lượng hữu cơ nghèo, càng xuống sâu hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giảm, thành phần cơ giới thướng là cát pha, tie lệ sét vật lý ở 3 tầng đầu dưới 20%. Xuống các tầng dưới tỉ lệ sét vật lý có chiều hướng tăng.

Diện tích 875,95ha chiếm 4,43% tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở các xã Sông Khoai, Cộng Hoà, Tiền An, Hoàng Tân, Đông Mai, Minh Thành…

Nhìn chung đất có tầng sét loang lổ có độ pH ít chua, các chất tổng số và dễ tiêu nghèo, thành phần cơ giới nhẹ, hiện nay loại đất này được dùng trồng lúa hoặc lúa màu.

f. Nhóm đất xám

Diện tích 104, 24ha chiếm 0,53% tổng diện tích đất điều tra, đất Xám được hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địa hình cao, thoát nước tốt. Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gơtit.

Hình thái phẫu diện: Tầng đất mặt thường có màu xám, tầng dưới có màu xám nâu hoặc xám vàng lẫn kết von với các mức độ khác nhau. Phản ứng của đất ít chua ở tất cả các tầng đất, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, nhóm đất này có độ phì thấp phân bố ở các xã Cộng Hòa, Minh Thành, Sông Khoai, Đông Mai….

g. Nhóm đất vàng đỏ

Diện tích 4479,16ha chiếm 22,6% tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà, Hoàng Tân, Tiền An...

Phản ứng của đất chua ở tầng đất mặt, đạm tổng số nghèo, lân tổng số và dễ tiêu nghèo.

Đất được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch. Đất thường có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

Nhìn chung đất vàng đỏ có độ phì trung bình, hiện tại trên loại đất này đang sử dụng trồng cây dài ngày và cây lâm nghiệp

4.3.2.2. Xây dựng bản đồ khả năng nhiễm mặn (đối với đất ven biển) (M)

Khả năng nhiễm mặn của đất được xác định bởi lượng muối tan chứa trong đất.

Tổng số muối tan (TSMT) trong đất là tổng lượng muối có trong đất được tính theo % trọng lượng đất khô. Đối với Thị xã Quảng Yên thì tổng số muối tan % là chỉ tiêu đặc thù, là tính chất nông hoá quan trọng hàng đầu. Nếu dựa vào tổng số muối tan trong đất có thể xếp toàn bộ Thị xã Quảng Yên là đất mặn ở mức độ khác nhau.

Khả năng nhiễm mặn (đối với đất ven biển)của khu vực nghiên được thể hiện qua bản đồ khả năng nhiễm mặn hình 4.4.

Từ bản đồ khả năng nhiễm mặn ta có thể nhận thấy được mức độ mặn trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 71)