Định hướng sử dụng đất và các giải pháp cơ bản về sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 97)

4.3.5.1. Các loại sử dụng đất

Loại sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định.

Dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu, tài liệu tổng hợp thu thập được tại các phòng ban của Thị xã, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và kết quả về các loại sử dụng đất hiện tại của Thị xã Quảng Yên cho thấy, vùng nghiên cứu hiện có các loại sử dụng đất như bảng 4.17.

Bảng 4.17. Các loại sử dụng đất ở Thị xã Quảng Yên

STT Loại sử dụng đất

(LUT) Kiểu sử dụng đất

1 Chuyên Lúa Lúa xuân – Lúa mùa

2 2 Lúa - Màu

LX - LM - Cà chua, hành, tỏi,…… LX - LM - Khoai lang, khoai sọ…

LX - LM - Rau đông (su hào, bắp cải, cải cúc..) LX - LM - dưa chuột, bí đỏ…

3 1 Màu - 1 Lúa

Lạc xuân – Lúa Mùa

Rau màu vụ đông – Lúa xuân Khoai sọ - Lúa mùa

4 Lúa cá – Lúa Tôm Lúa - Cá Lúa - tôm

5 Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Rau xuân – Rau đông Chuyên hoa.

Ngô xuân - Ngô hè Ngô Xuân - Đậu đông...

Ngô Xuân - Đậu tương hè - Khoai lang đông 6 Cây ăn quả và cây lâu

năm

Nhãn, vải, na, dứa... Bạch đàn, thông...

7 Nuôi trồng thủy sản Thủy sản nước ngọt: Cá trắm, mè, trôi, rô phi... Thủy sản nước mặn: Cá,Tôm, ngao, sò, hàu, điệp...

8 Rừng

Rừng trồng

Nguồn: UBND Thị xã Quảng Yên (2015)

4.3.5.2. Yêu cầu sử dụng đất các LUT hiện có của Thị xã Quảng Yên

+ LUT chuyên lúa: Căn cứ điều kiện tự nhiên, khí hậu và các đặc tính lý hóa học của đất Thị xã Quảng yên, đất 2 lúa tốt nhất được bố trí trên đất phù sa, với chế độ nước chủ động, thành phần cơ giới chủ yếu là trung bình, không mặn hoặc mặn ít và thường phân bố ở địa hình bằng.

+ LUT 2 lúa – 1 màu: Nên được bố trí trên đất phù sa, chế độ nước chủ động, thành phần cơ giới trung bình, không mặn hoặc mặn ít. Không nên trồng ở những loại đất có loại đất xám, đất vàng đỏ, địa hình cao, chế độ nước tưới nhờ trời, và các loại đất có địa hình trũng.

+ LUT 1 lúa – 1màu: Thích hợp với các loại đất phù sa, đất phèn địa hình bằng, chế độ nước chủ động, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không mặn hoặc mặn ít. Có thể trồng với các loại đất có điều kiện tưới bán chủ động, thành phần cơ giới nặng và nhẹ. Không thích hợp với loại đất xám, đất vàng đỏ, đất có địa hình trũng, chế độ tưới nhờ nước trời.

+ LUT lúa cá – Lúa tôm: Nên bố trí trên nhóm đất phèn, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, địa hình từ trũng đến bằng, chế độ mặn từ ít đến trung bình và co áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn.

+ LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Nên bố trí với loại đất phù sa, đất có tầng sét loang lổ, đất xám, chế độ nước chủ động hoặc bán chủ động, thành phần cơ giới từ nhẹ trung bình, độ dốc 30-80, mặn ít hoặc không mặn. Không thích hợp với các loại đất mặn, đất cát, đất có địa hình trũng.

+ LUT cây ăn quả và cây lâu năm: Tốt nhất được bố trí với các loại đất xám, đất vàng đỏ, đất có tầng sét loang lổ, chế độ tưới chủ động đến nhờ trời, thành phần cơ giới trung bình và nặng, độ dốc 5-150. Không nên bố trí với loại đất có địa hình trũng như đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất cát.

+ LUT nuôi trồng thủy sản: Tốt nhất được bố trí trên đất cát và đất mặn có địa hình trũng, thành phần cơ giới nhẹ và nặng, không tưới.

+ Loại hình rừng: Tốt nhất nên bố trí với các loại đất xám, đất vàng đỏ, độ dốc <250, thành phần cơ giới nhẹ, trung bình, thích hợp với mọi chế độ tưới, không mặn. Với rừng ngập mặn bố trí trên đất cát hoặc đất mặn, địa hình trũng, độ mặn nhiều, thành phần cơ giới nhẹ và nặng, phù hợp với mọi chế độ tưới.

4.3.5.3. Định hướng sử dụng đất

Căn cứ kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị đất đai Thị xã Quảng Yên, trên cơ sở bám sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống cây trồng hiện có của Thị xã, đề tài đề xuất hướng sử dụng đất trong tương lai cho Thị xã như bảng 4.18.

Bảng 4.18. Hướng sử dụng các loại đất trên thị xã Quảng Yên

LMU Diện tích

(ha) LUT Các kiểu sử dụng đất

22,23,14,18 4139,1 Chuyên Lúa 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa

LX - LM - Cà chua, hành, tỏi,…… LX - LM - Rau đông

LX - LM - dưa chuột, bí đỏ…

12,15,19,25,27 1049,75 1 Màu - 1 Lúa

Khoai sọ - Lúa mùa Dưa chuột – Lúa xuân Rau màu vụ đông – Lúa xuân 6,13,16,17,20 387,3 Lúa cá – Lúa Tôm Lúa - Cá

Lúa - tôm

25 179,00

Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn

ngày

Chuyên hoa.

Rau xuân – Rau đông

Ngô Xuân - Đậu tương hè - Khoai lang đông

Lúa Xuân - Ngô hè thu - Đậu đông. 24,26,28-31,32 –

34, 38, 39,42, 45,46,47

2992,14 Cây ăn quả và cây

lâu năm

Nhãn, vải, na, dứa... Bạch đàn, thông...

1-5, 7-11, 8376 Nuôi trồng thủy sản

Thủy sản nước ngọt: Cá trắm, mè, trôi, rô phi...

Thủy sản nước mặn: Cá,Tôm, ngao, sò, hàu, điệp...

35,36,37, 40,41,43, 44,

2226,39

Rừng Rừng trồng

Từ bảng số liệu trên có thể thấy: - Nhóm đất cát (G1):

Hiện tại nhóm đất cát có độ phì nhiêu thấp, tuy một phần diện tích đã được đưa vào sản xuất song vẫn còn rất nhiều diện tích đang bị bỏ hoang, và phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản.

Hướng sử dụng đối với nhóm đất cát: Phần lớn vẫn sử dụng để nuôi trồng thủy sản, đối với phần diện tích có thể cải tạo được có thể cải tạo để trồng hoa, lạc, rau…Đối với phần diện tích ngập triều trồng rừng ngập mặn để cố định dần phù sa tạo nên vùng đất mới.

- Nhóm đất mặn sú vẹt đước (G2):

Hiện nay, đất mặn sú vẹt đước dưới những thảm rừng khác nhau ngoài việc bảo vệ vùng biển chắn sóng, chắn gió, bồi đắp phù sa, có những mô hình sử dụng kết hợp ngư lâm đa dạng. (Mô hình nuôi tôm có phòng hộ của rừng cây ngập mặn; Mô hình rừng sú vẹt nuôi trồng thuỷ sản).

- Hướng sử dụng

Ðất mặn là một trong những loại đất xấu ở Việt Nam muốn sử dụng đất có hiệu quả cao người ta phải tiến hành cải tạo đất. Quá trình lắng đọng phù sa sẽ làm cho đất cao dần lên, chặt và ổn định, sau đó sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, đất sẽ giảm mặn dần và người ta có thể quai đê lấn biển, rửa mặn để sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây trồng nông nghiệp.

Để sử dụng có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cần giữ thảm rừng, sử dụng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn

- Nhóm đất phèn (G3):

Đất phèn hiện nay đang sử dụng trồng lúa. Một số vùng trũng vẫn sử dụng giống lúa địa phương năng suất thấp và diện tích đất phèn bỏ hoang còn khá lớn.

Năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa hàng năm. Ðối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây có tính chống chịu phèn (hoặc chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nước có thể trồng cói một số năm cho giảm lượng muối phèn trước khi trồng lúa.

Hướng sử dụng: Trồng lúa, ở những vùng đất trũng nên sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi cá, tôm vụ mùa. Những vùng đất vàn hoặc thấp nên trồng 2 vụ lúa song cần phải chọn bộ giống lúa chịu mặn, phèn, đi đôi với các biện pháp thau chua rửa mặn, cải tạo đất.

- Nhóm đất phù sa (G4): Đất phù sa là nhóm đất màu mỡ có dung tích hấp thu và mức độ bão hòa bazơ cao, do đặc điểm mẫu chất của hệ thống sông, điều kiện địa hình và chế độ nước chủ động tưới tiêu nên hiện nay đang được sử dụng trồng hai vụ lúa hoặc luân canh lúa-màu.

Hướng sử dụng: Vì đất có độ phì nhiêu tốt nên luân canh lúa-màu (lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại rau…), hoặc cấy 2 vụ lúa đến 3 vụ.

Để sử dụng nhóm đất này một cách bền vững có hiệu quả cần phải biết kết hợp tưới tiêu hợp lý và bón phân cân đối. Đặc biệt phải duy trì và tăng cường chất lượng hữu cơ cho đất để bảo vệ độ phì tiềm tàng của đất. Vì đây là loại đất canh tác tốt nhất nên cần phải giữ và bảo vệ diện tích đất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế tối đa hiện tượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp.

- Nhóm đất có tầng sét loang lổ (G5): Nhìn chung đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua. Các chất tổng số và dễ tiêu nghèo, độ phì không cao, trong quá trình trồng trọt cần chú ý tăng cướng các biện pháp đầu tư cải tạo, nâng cao độ màu mỡ cho đất.

Hướng sử dụng: Đối với vùng đất có điều kiện tưới có thể trồng cây hoa màu, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi, xoài…).

- Đất xám: Nhóm đất xám được hình thành do sự tác động của một số quá trình: rửa trôi, tích luỹ Fe, Al; tích luỹ chất hữu cơ và mùn, hoá chua.

Nhìn chung, tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn, đất nghèo chất dinh dưỡng, độ phì thấp.

Hướng sử dụng: do đất ở địa hình cao, nên sử dụng trồng các loại cây hoa màu có khả năng chịu hạn như ngô, khoai, sắn, lúa cạn, các cây họ đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất vàng đỏ: Đất vàng đỏ được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

Hiện tại trên loại đất này đang sử dụng trồng cây dài ngày và cây lâm nghiệp là chủ yếu.

Hướng sử dụng: Đối với vùng đất có độ dốc dưới 15o nên trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na…). Đối với vùng đất có độ dốc 15 - 25o nên kết hợp cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Nơi nào đất đốc trên 25o nên trồng cây lâm nghiệp.

Chú ý cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự thoái hoá đất.

Đề xuất sử dụng đất được xác định sau khi hoàn thiện hệ thống thủy lợi, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, các LUT có hiệu quả kinh tế cao, bền vững về môi trường và xã hội trong tương lai sẽ được mở rộng tăng thêm diện tích. Khả năng canh tác đa vụ trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là

có tiềm năng, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố hạn chế ở điều kiện hiện tại, cần khắc phục trong tương lai như điều kiện tưới tiêu, khả năng nhiễm mặn. Cần có các giải pháp đồng bộ để mở rộng thêm diện tích luân canh, tăng vụ trên diện tích đất phù sa, đất mặn ít, phèn ít, tập trung trên địa bàn các xã Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị, các phường Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong và Yên Hải, tập trung vào các LUT chuyên lúa, lúa màu, lúa cá, lúa tôm,… nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường được bền vững.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)