Kết quả thống kê mức độ mặn trên địa bàn thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)

STT Mức độ Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Không mặn đến mặn ít M1 10418,01 52,71 2 Mặn trung bình M2 1055,62 5,34 3 Mặn nhiều M3 8290,34 41,95

Tổng diện tích điều tra 19763,97 100

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy:

Đất có khả năng nhiễm mặn từ không mặn đến mặn ít: có diện tích 10418,01ha chiếm 52,71% tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã như Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Sông Khoai, Yên Hải, Hà An, Tiền An.

Đất có khả năng nhiễm mặn trung bình: có diện tích 1055,62ha, chiếm 5,34% tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã như Cộng Hoà, Đông Mai, Minh Thành, Tiền An…

Đất có khả năng nhiễm mặn nhiều có diện tích 8290,34ha , chiếm 41,95% tổng diện tích điều tra, phân bố ở Hoàng Tân, Tiền An, Minh Thành, Hà An…

Như vậy có thể nhận thầy phần lớn đất trên địa bàn Thị xã Quảng Yên có khẳ năng nhiễm mặn từ không mặn đến mặn ít với diện tích 10418,01ha, chiếm 52,71% tổng diện tích đất điều tra. Đây là một lợi thế để phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa và trồng rau màu. Bên cạnh đó diện tích đất mặn nhiều cũng chiếm diện tích khá lớn, lên tới 8290,34ha, chiếm 41,95% tổng diện tích đất điều tra.

Với diện tích đất mặn nhiều này không thể tiến hành canh tác, trồng trọt mà chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước mặn như tôm, cá, cua…và một số loài nhuyễn thể như ngao, sò, điệp, hà , hàu…mang lại giá trị kinh tế cao.

4.3.2.3. Xây dựng bản đồ độ dốc

Độ dốc liên quan trực tiếp đến mức độ xói mòn, mức độ rửa trôi, tiêu thoát nước, mức độ khó khăn thuận lợi cho các hoạt động sản xuất (Xây dựng đồng làm đất, chăm sóc, vận chuyển phân bón và sản phẩm thu hoạch). Độ dốc không chỉ xem xét đến mức độ giới hạn với các loại cây trồng khác nhau mà còn liên quan trực tiếp tới quản lý sản xuất, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Độ dốc là chỉ tiêu được điều tra và xác định mang tính định lượng.

Qua những phân tích trên thì đất vùng nghiên cứu được xác định dưa trên 5 cấp độ dốc được thể hiện trên hình 4.5.

Từ bản đồ độ dốc trên ta có thể nhận thấy đất tại địa bàn nghiên cứu có độ dốc được chia ra thành 5 cấp độ, thể hiện chi tiết qua bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)