Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thị xã Quảng Yên- Tỉnh Quảng Ninh. Toàn Thị xã Quảng Yên gồm có 19 đơn vị hành chính, trong đó có 11 phường và 8 xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 31419,99ha.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện từ 2015 – 2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đất nông nghiệp và một phần diện tích đất chưa sử dụng có khả năng chuyển sang đất nông nghiệp với diện tích điều tra là 19763,97 ha chiếm 62,90% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thị xã.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trên địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên của Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn, tài nguyên nhân văn, thực trạng cảnh quan và môi trường.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh; - Nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

3.4.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất

- Hiện sử dụng đất nông nghiệp Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh. - Tình hình quản lý đất đai Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh.

3.4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp theo FAO đất nông nghiệp theo FAO

- Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp có liên quan đến công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;

- Xây dựng bản đồ đơn tính dựa trên các chỉ tiêu phân cấp đã xác định; - Chồng xếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên công nghệ GIS phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Thống kê và mô tả các đơn vị đất đai.

3.4.4. Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị đất đai Thị xã Quảng Yên

- Các loại sử dụng đất chủ yếu.

- Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo các đơn vị đất đai.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nguồn số liệu không gian: Thu thập các bản đồ liên quan đến công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai như: bản đồ thổ nhưỡng nông hóa tỉ lệ 1/10000, xây dựng năm 2004, do Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phối hợp với UBND Thị Xã Quảng Yên thực hiện. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/10000, xây dựng năm 2014 do Phòng tài nguyên môi trường thị xã Quảng Yên thực hiện. Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000, xây dựng năm 2007 do phòng Tài nguyên môi trường thị xã Quảng Yên cung cấp.

- Nguồn số liệu thuộc tính: Bao gồm các bảng biểu, số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính phi không gian như: số liệu về khí hậu, vị trí địa lý; số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và cây trồng của vùng nghiên cứu.

3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa

Nhằm lựa chọn và xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành điều tra thực địa:

+ Điều tra, quan sát địa hình, địa mạo khu vự nghiên cứu; + Điều tra các thông tin về chế độ tưới trên địa bàn nghiên cứu;

+Điều tra thực địa về tình hình sản xuất, hệ thống cây trồng trên địa bàn nghiên cứu.

3.5.3. Phương pháp lựa chọn, xác định các chỉ tiêu phân cấp

Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng và các yếu tố về điều kiện khí hậu, địa hình của địa bàn nghiên cứu và các tài liệu đã thu thập như: số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu phân tích các tính chất lý, hóa phẫu diện đất, các loại bản đồ: bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình đã thu thập của vùng nghiên cứu, đề tài xác định và lựa chọn được các chỉ tiêu phân cấp sau:

(1) Loại đất (G): Đất cát (G1), Đất mặn sú vẹt đước (G2), Đất phèn (G3), Đất phù sa (G4); Đất có tầng sét loang lổ (G5); Đất xám (G6); Đất vàng đỏ (G7).

(2) Khả năng nhiễm mặn (Đối với đất ven biển) (M) gồm 3 mức: Không mặn đến mặn ít (M1), mặn trung bình (M2), mặn nhiều (M3).

(3) Độ dốc (Sl) gồm 5 cấp: Cấp I (0 – 30), cấp II (3 – 80), cấp III (8 – 150), cấp IV(150– 250), cấp V (> 250).

(4) Thành phần cơ giới (T) chia làm 3 cấp: Nhẹ (T1) (Cát, Cát pha thịt, Thịt pha cát); Trung bình (T2) ( Thịt, Thịt pha Limon, Limon thịt pha sét, Thịt pha sét và Limon, Sét pha cát); Nặng (T3) (thịt nặng và sét) (Bộ tài nguyên và môi trường, 2015).

(5) Chế độ tưới (I) chia làm 3 cấp: Tưới chủ động (I1); Tưới bán chủ động (I2); Tưới nhờ nước trời (I3).

3.5.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính.

- Sau khi đã lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo hướng dẫn của FAO để thành lập các bản đồ đơn tính.

a. Bản đồ đất: Là bản đồ phản ánh thực trạng tài nguyên đất của một vùng lãnh thổ nhất định, thể hiện số lượng , sự phân bố không gian, quy mô, diện tích. Từ bản đồ thổ nhưỡng nông hóa năm 2004, thu thập tại phòng tài nguyên và môi trường thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh do viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phối hợp với UBND thị xã Quảng Yên thực hiện và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tiến hành chỉnh lý, khoanh vẽ lại phù hợp với diện tích bản đồ hiện trạng để thành lập bản đồ đất bằng phần mềm ArCGIS. Bản đồ đất bao gồm 7 cấp (G1 – G7).

b. Bản đồ khả năng nhiễm mặn : Dựa vào bản đồ nền thổ nhưỡng nông hóa năm 2004, kết hợp với tài liệu thu thập được về kết quả phân tích mức độ nhiễm mặn đất trên địa bàn thị xã để xây dựng bản đồ khả năng nhiễm mặn qua sự hỗ trợ của phần mềm ArcGISBao gồm 3 cấp (M1 – M3).

c. Bản đồ độ dốc : Từ bản đồ nền thổ nhưỡng nông hóa năm 2004, kết hợp với bản đồ địa hình Thị xã Quảng Yên và sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS xây dựng bản đồ độ dốc bao gồm 5 cấp (Sl1 – Sl5).

d. Bản đồ thành phần cơ giới: Dựa vào bản đồ nền thổ nhưỡng nông hóa năm 2004 kết hợp với các tài liệu kế thừa kết quả phân tích phẫu diện đất, tiến hành khoanh vẽ, biên tập bản đồ thành phần cơ giới bao gồm 3 cấp ( T1 – T3).

e. Bản đồ chế độ tưới : Căn cứ vào bản đồ nền thổ nhưỡng nông hóa năm 2004 kết hợp với cso số liệu tưới thu thập được tại phòng nông nghiệp thị xã Quảng Yên tiến hành khoanh vẽ, biên tập bản đồ chế độ tưới bao gồm 3 cấp (I1 – I3).

3.5.5. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Sau khi đã thành lập được các bản đồ đơn tính, ứng dụng phần mềm Arc GIS để chồng xếp, phân tích, truy xuất dữ liệu các bản đồ đơn tính để tạo ra bản đồ đơn vị đất đai (theo phương pháp của FAO).

Hình 3.1 Sơ đồ chồng xếp bản đồ 3.5.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

- Sau khi chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai: Số lượng, diện tích của các đơn vị đất đai; số khoanh đất và mức độ phân bố của chúng; mô tả các đặc tính, tính chất đất đai của các đơn vị đất đai và định hướng sử dụng đất dưới sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)