- Thời gian bồi dƣỡng, huấn luyện:Tổ chức huấn luyện và buổi chiều thứ 5, sáng
2.3.2 Bồi dưỡng thi thực hành.
Việc phát triển các bài tập bổ trợ nâng cao hiệu quả luyện tập bài đội ngũ từng người không có súng. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều đã kích
thích được tính tích cực, chủ động và ý thức tự giác trong luyện tập của học sinh. Học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ đó nâng cao hiệu quả luyện tập. Đây là yếu tố giúp học sinh ở lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn so với lớp đối chứng. Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển với các nội dung thi thực hành: đội ngũ từng người không có súng (Bài 3 – QP 11).
Phƣơng pháp chung luyện tập các động tác trong bài đội ng từng ngƣời không có súng nhƣ sau:
- Bước 1: Từng người nghiên cứu động tác,vừa học vừa làm, tập hô khẩu lệnh.
- Bước 2: Từng người luyện tập, tập theo từng cử động của động tác từ chậm đến nhanh và hoàn thiện động tác.
- Bước 3: Tổ luyện tập, trên cơ sở như tập bước 2.
- Bước 4: Tiểu đội luyện tập, thời gian đầu tập chậm theo từng cử động sau nhanh dần và hoàn thiện động tác.
Bài tập bổ trợ 1: Bài tập bổ trợ động tác tay khi đi đều.
Động tác tập bổ trợ tay
- Vật chất , địa điểm chuẩn bị:
+ Mỗi tiểu đội hai cột căng dây cao tối thiểu 1,8 m.
+ 01 cuộn dây dài khoảng 10m dành cho luyện tập theo tiểu đội.
+ Địa điểm tập luyện đã chọn từ trước sao cho mặt sân bằng phẳng, sạch sẽ.
Dựng hai cột trên một đường thẳng cách nhau khoảng 10m, khoảng cách này có thể tùy vào độ dài của dây và theo số lượng luyện tập của tổ tập hay tiểu đội tập. Thường bố trí sân tập cho cả tiểu đội tập.
Căng cuộn dây vào hai cột sao cho khi căng xong sợi dây song song với mặt sân tập. Khi buộc dây vào cột phải đảm bảo sao cho sợi dây dễ dàng di chuyển lên hoặc xuống tùy vào độ cao hay thấp của người tập như trong hình.
- Phương pháp tiến hành luyện tập:
+ Tiến hành tập luyện theo từng người, theo tổ hoặc theo tiểu đội. Nếu tập theo tổ hoặc theo tiểu đội thì lựa chọn những người có cùng chiều cao như nhau tập cùng lúc.
+ Người tập đứng cách dây khoảng 20cm, điều chỉnh sợi dây cao ngang tầm đánh tay khi đi đều.
+ Người tập, tập theo cử động hoặc theo nhịp hô của người chỉ huy. Nhịp 1 đánh tay trái lên, cánh tay dưới song song với dây, sao cho mét trên cánh tay dưới chạm vào mép dưới của dây, tay phải đánh ra sau thẳng tự nhiên. Nhịp 2 đánh tay phải lên như tay trái ở nhịp 1, tay trái đánh ra sau.
+ Cứ như vậy tập bổ trợ động tác tay đến khi thuần thục động tác tay.
Bài tập bổ trợ 2: Bài tập bổ trợ động tác chân khi đi đều.
Động tác bổ trợ chân khi đi đều
- Vật chất , địa điểm chuẩn bị:
+ Mỗi tiểu đội hai cột căng dây cao 1 m.
+ 01 cuộn dây dài khoảng 10m dành cho luyện tập theo tiểu đội.
+ Địa điểm tập luyện đã chọn từ trước sao cho mặt sân bằng phẳng, sạch sẽ. Dựng hai cột trên một đường thẳng cách nhau khoảng 10m, khoảng cách này có thể tùy vào độ dài của dây và theo số lượng luyện tập của tổ tập hay tiểu đội tập. Thường bố trí sân tập cho cả tiểu đội tập.
Căng cuộn dây vào hai cột cách mặt đất 20 cm, sơi dây khi căng xong phải song song với mặt đất như trong hình.
-Phương pháp tiến hành tập luyện.
+ Tập theo từng người, theo tổ hoặc theo tiểu đội.
+ Người tập đứng cách dây 60 cm tính từ gót chân (khoảng cách đối với học sinh).
+ Tập theo khẩu lệnh hô: Nhịp 1 chân trái bước lên có độ dừng, mũi bàn chân chạm mép dưới của dây. Tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh ra phía sau như khi đang đi đều. Nhịp 2 đưa chân trái về, chân phải bước lên có độ dừng như chân trái ở nhịp 1, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh ra phía sau như khi đang đi đều.
+ Cứ như vậy tập bổ trợ động tác chân đến khi thuần thục động tác chân và tay.
Bài tập bổ trợ 3: Bài tập bổ trợ độ dài bước đi kết hợp tay và chân.
Động tác tập bổ trợ độ dài bước kết hợp tay và chân theo từng cử động
Chuẩn bị sân tập:
+ Sân tập phải bằng phẳng, sạch sẽ.
+ Sân xi măng có thể dùng sơn kẻ các vạch dài khoảng 10m, mỗi vạch cách nhau 60cm như trong hình, kẻ nhiều hay ít tùy vào điều sân tập dài hay ngắn.
+ Sân cỏ dùng dây màu sáng cố định vào cọc cắm xuống đất. Phương pháp tiến hành tập luyện.
+ Tập theo từng người, theo tổ hoặc theo tiểu đội.
+ Người tập đứng ở vạch xuất phát gót chân nằm trên mép sau của vạch, tập theo khẩu lệnh hô của người chỉ huy.
toàn thân dồn lên chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay tạo với thân người một góc 600, bàn tay và cẳng tay thành đường thẳng và song song với mặt đất, cách thân người 20cm, có độ dừng, nắm tay úp xuống, khớp xương thứ ba của ngón trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên trái; tay trái đánh về phía sau, tay thẳng, áp sát thân người, hợp với thân người một góc 450, có độ dừng, lòng bàn tay quay vào trong; mắt nhìn thẳng.
Nhịp 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía trước
như tay phải, tay phải đánh về phía sau như tay trái (ở cử động 1), chỉ khác: khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ của tay trái cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên phải. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp tiếp tục bước với tốc độ 106 bước trong một phút.
+ Cứ như vậy tập theo từng cử động của động tác, đến khi độ dài mỗi bước đúng quy định và thành thạo động tác.
Bài tập bổ trợ 4: Bài tập bổ trợ động tác đứng lại.
Phương pháp luyện tập: Sử dụng sân tập như ở bài tập bổ trợ 3. + Người tập đứng ở vạch xuất phát, tập theo khẩu lệnh hô:
Khi nghe người chỉ huy hô dự lệnh “ Đứng lại” nhịp 1 chân phải bước lên, tay trái đánh ra trước, tay phải đánh ra sau như khi đi đều . Nhịp 2 chân trái bước lên, tay phải đánh ra trước,tay trái đánh ra sau như khi đi đều. Khi nghe tiếp động lệnh “ Đứng ” khi chân phải vừa chạm đất. Cử động 1, chân trái bước lên như khi đi đều và dừng lại, mũi bàn chân chếch sang trái một góc 22,5 độ, cử động 2 đưa chân phải về trở thành tư thế đứng nghiêm.
+ Tập luyện đến khi tự hô khẩu lệnh và thực hiện thành thục động tác.
Bài tập bổ trợ động tác đứng lại.
Bài tập bổ trợ 5: Bài tập bổ trợ bước chân đệm trong động tác đổi chân khi đang đi đều.
Nhịp 1 khi đi đều
- Phương pháp luyện tập: Người tập tự hô hoặc tập theo khẩu lệnh hô của người chỉ huy. Tư thế chuẩn bị đứng nghiêm.
+ Cử động 1: chân trái bước lên một bước (vẫn đi đều)
+ Cử động 2: chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm), đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh ra phía tría một bước ngắn, hai tay vẫn giữ nguyên.
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp đi thống nhất.
+ Tập luyện đến khi thực hiện thành thục động tác.