Sử dụng phương pháp trò chơi để tổ chức hoạt động mở đầu

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 25 - 29)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TỔ

2.1. Sử dụng phương pháp trò chơi để tổ chức hoạt động mở đầu

2.2.1. Mở đầu bằng trò chơi trong dạy học trực tiếp

Trò chơi là hoạt động được nhiều HS u thích và muốn tham gia vì có khả năng lơi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú trong học tập. Ngồi mục đích đó, trị chơi cịn có thể ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt HS vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Có những trị chơi cần đến sự vận động của tay chân giúp HS giảm bớt những căng thẳng do tiết học trước gây ra.

* Phương pháp trị chơi có một số ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm:

+ Trị chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

+ Trị chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

+ Trị chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

- Nhược điểm:

+ Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

+ HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của trò chơi. * Khi sự dụng phương pháp sử dụng trò chơi để tổ chức HĐMĐ GV cần lưu ý một số điều sau:

- Mục đích của trị chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

- Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

- Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ - Chọn quản trị chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

Có thể sử dụng trò chơi để thiết kế phần mở đầu nhiều bài học, chủ đề của các mơn học ở cấp THPT nói chung và mơn sinh học nói riêng. Sau đây tơi xin trình bày một số ví dụ cụ thể mà tơi đã vận dụng phương pháp trị chơi để thiết kế HĐMĐ dạy học một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 THPT.

Ví dụ 1: HĐMĐ bằng trò chơi lắp ghép – bài Axit Nucleic (trang 26, Sinh học

10)

- Mục tiêu:

+ Tạo ra hứng thú học tập cho HS thông qua hoạt động lắp ghép, hoạt động phù hợp với tâm lí và lứa tuổi HS.

+ Giúp HS biết cách phối hợp các cơ quan tai, mắt, não bộ và sự khéo léo của HS vào hoạt động lắp ghép mơ hình.

+ Rèn kỹ năng nhận dạng và ghi nhớ hình ảnh. + Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

+ Sử dụng mơ hình ADN để HS lắp ghép và kết nối kiến thức vào bài mới.

- Chuẩn bị cho trò chơi:

+ GV chuẩn bị 4 bộ mơ hình ADN (chưa lắp ghép) mơ hình dạng 2D làm từ bìa cát tơng, tấm xốp.

+ Hình ảnh phân tử ADN khơng có chú thích trên máy tính chiếu qua tivi hoặc máy chiếu đa năng.

- Cách tiến hành:

+ Cách chơi: HS sử dụng các miếng ghép của mơ hình ADN, GV cung cấp để lắp ghép tạo mơ hình. Nhóm nào ghép nhanh, ghép đúng, được nhận thưởng.

+ Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra 3 bạn làm thành một đội, các HS cịn lại làm giám khảo.

+ Các nhóm tự đặt cho mình một cái tên ngộ nghĩnh (Tia chớp, Tốc độ, Siêu trí tuệ, Siêu nhân…).

+ Chiếu hình ảnh phân tử ADN (Hình ảnh khơng có chú thích). + u cầu HS quan sát mơ hình mẫu trong 30 giây.

+ Sau đó 4 đội thi lắp gép mơ hình trong thời gian 3 phút. + Đội lắp ghép nhanh nhất được nhận thưởng sau tiết học.

+ HS được phân công làm giám khảo đánh giá chéo sản phẩm (Ví dụ: nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4…).

+ GV đánh giá ý thức, thái độ HS học tập và kết quả HĐMĐ.

+ GV dẫn dắt HS vào bài mới: GV giới thiệu mơ hình HS lắp ghép chính là mơ hình phân tử ADN. Phân tử ADN là gì? Phân tử ADN có cấu trúc và chức năng như thế nào  Bài 6. Axit Nucleic

Ví dụ 2: Sử dụng trị chơi “Ai nhanh hơn” mở đầu cho Chủ đề Tế bào nhân

thực (Gồm bài 8, 9, 10 Sách giáo khoa Sinh học 10). - Mục tiêu:

+ Ôn tập lại kiến thức đã học về bài Tế bào nhân sơ, giới thiệu về chủ đề Tế bào nhân thực.

+ Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.

+ Rèn tính tự giác, thi đua giữa các HS

- Chuẩn bị cho trò chơi:

+ GV chuẩn bị 5 câu hỏi liên quan đến Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực qua phần mềm Powerpoint.

+ HS chuẩn bị thẻ đúng, sai bằng hình ảnh mặt cười màu xanh và mặt mếu màu đỏ

+ Nội câu hỏi hỏi và đáp án

TT Nội dung câu hỏi Đáp án

1 Tế bào nhân sơ chưa có nhân hồn chỉnh. Đúng (Mặt cười) 2 Tế bao nhân sơ có kích thước 1-5 µm Đúng (Mặt cười) 3 Tất cả các lồi vi khuẩn đều có riboxom Đúng (Mặt cười) 4 Tất cả các lồi vi khuẩn đều có plasmit Sai (Mặt mếu) 5 Tế bào nhân sơ là đơn vị cấu trúc giới thực vật,

động vật.

Sai (Mặt mếu)

- Cách tiến hành:

+ Chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm trọng tài theo dõi chéo, cử 01 bạn làm thư ký ghi kết quả lên bảng.

+ Thời gian chơi: 04 phút.

+ Luật chơi: GV lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để GV đọc hết câu hỏi thì HS mới trả lời (HS sử dụng thẻ đúng, sai). Nếu đội nào vi phạm luật ở câu

hỏi nào thì mất quyền trả lời câu hỏi đó. Sau khi các nhóm trả lời, GV đưa đáp án để các đội đối chiếu.

+ Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 5 điểm, đội nhanh nhất ở câu hỏi nào được thêm dấu sao (*) ở câu hỏi đó để phân biệt khi các đội có tổng điểm bằng nhau. Dự vào tổng điểm, dấu sao mỗi đội có được để xếp vị trí tìm ra đội nhanh nhất.

Trị chơi “Ai nhanh hơn”

- Kết thúc trò chơi:

+ Yêu cầu HS nhận xét về quá trình chơi ở các đội.

+ GV nhận xét kỹ năng hoạt động nhóm của HS và khen ngợi nhóm nhanh nhất, động viên nhóm chậm hơn để lần sau thực hiện tốt hơn.

+ Trong câu hỏi chứa mâu thuẫn “Tế bào nhân sơ là đơn vị cấu tạo giới thực vật, động vật” là “Sai”. Từ dó GV dẫn dắt vào chủ để Tế bào nhân thực.

Ví dụ 3: Sử dụng trị chơi “Hộp quà bí mật” để dạy phần mở đầu bài Giảm

phân (trang 76 Sinh học 10) - Mục tiêu:

+ Thơng qua hình ảnh là những hộp quà bí mật HĐMĐ khơi dậy được tính tị mị và hứng thú của HS, GV kích thích HS tham gia bằng điểm số hay một phần quà hấp dẫn.

+ Kiểm tra mức độ nhận biết, hiểu và vận dụng kiến thức về nguyên phân của HS và liên kết kiến thức vào bài mới.

- Chuẩn bị cho trò chơi:

+ GV thiết kế câu hỏi liên quan tới kiến thức nguyên phân được dấu trong một hộp quà bí mật trên phần mềm Powerpoint.

TT Nội dung câu hỏi Đáp án

1 Loại tế bào trong cơ thể động vật diễn ra diễn ra nguyên phân?

Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai 2 Quá trình nguyên phân diễn ra gồm mấy kỳ? 4 kỳ (kỳ đầu, kỳ giữa,

kỳ sau, kỳ cuối) 3 Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào có bộ

NST 2n = 8 cho ra mấy tế bào con? Mỗi tế bào chứ số NST như thế nào?

2 tế bào, mỗi tế bào đều có 2n = 8 NST 4 Nguyên phân là cơ sở khoa học cho hình thức sinh

sản nào?

Sinh sản vơ tính 5 Tế bào sinh dưỡng bị hư hỏng, già được thay thế

bởi các tế bào khác bằng cách nào?

Nguyên phân, phân hóa từ tế bào nguồn.

- Cách tiến hành:

+ GV phổ biến luật chơi: HS được gọi tên lên bảng lựa chọn hộp quà và trả lời câu hỏi. HS trả lời đúng sẽ được mở hộp quà và nhận thưởng. HS không trả lời được sẽ nhảy lị cị về vị trí.

+ GV tổ chức cho các HS tham gia trò chơi với thời gian khoảng 5 – 7 phút. + GV cử một HS làm quản trò điều khiển trị chơi: Khi quản trị nói “Bắn tên, bắn tên”  HS cả lớp đồng thanh nói “tên gì, tên gì”  HS gọi tên một bạn HS được lên chọn phần quà chứa câu hỏi và trả lời câu hỏi.

+ GV chiếu lên màn hình powerpoint 5 hộp quà, HS tiến hành chơi.

- Kết thúc trò chơi:

+ GV yêu cầu HS đánh giá, nhận xét cho mỗi câu trả lời mà HS khác nêu ra. + GV nhận xét và đánh giá hoạt động, liên kết kiến thức vào bài mới.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)