KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 48)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đề tài “Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và

trực tuyến các bài, chủ đề sinh học 10 góp phần hình thành, phát triển phẩn chất và năng lực học sinh” được nghiên cứu và ứng dụng năm học 2020-2021, 2021-2022

và vẫn tiếp tục được triển khai tại Trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn. Đề tài đã nghiên cứu cơ ở lý luận và thực tiện dạy học trực tiếp và trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Khảo sát được thực trạng thiết kế và sử dụng các HĐMĐ trong dạy học Sinh học của các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hịa. Từ đó đưa ra một số nhận định về thực trạng thiết kế HĐMĐ của một số bài, chủ đề sinh học 10. Đề tài đã đề xuất một số phương pháp dạy học phần mở đầu sử dụng cho dạy học trực tiếp và trực tuyến dễ thực hiện và đem lại hiệu quả tốt.

Qua triển khai HĐMĐ theo các phương án của đề tài đã tạo hứng thú cho HS ở các lớp TN (lớp có sử dụng HĐMĐ) và tham gia học tập một cách tích cực, phát triển được các năng lực của bản thân, sự kết nối kiến thức tốt và hào hứng tham các hoạt động tiếp theo của giờ học. Các phẩm chất thể hiện rõ nhất qua việc học sinh tham gia HĐMĐ là chăm chỉ, trung thực và trác nhiệm. Cũng qua tham gia hoạt động mở đầu HS hình thành, phát triển năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề sáng tạo, phát triển năng lực sinh học. HĐMĐ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn.

Với việc áp dụng các kinh nghiệm trình bày trong đề tài, đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công trong việc dạy học mơn Sinh học, tạo ra được sự thích thú đối với HS khi học bộ mơn này, các em thật sự u thích bộ mơn, khơng cịn thái độ xem nhẹ nữa và tham gia học tập một cách chủ động và tích cực hơn. Một điều không thể phủ nhận là với niềm đam mê của mình trong việc thiết kế các bài dạy môn Sinh học bản thân tôi ngày càng nâng cao chuyên môn, được đồng nghiệp ghi nhận và được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Điều đó làm cho tơi có động lực để khơng ngừng phấn đấu hồn thiện bản thân mình. Mặt khác tơi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình giảng dạy và mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp, chia sẻ, góp ý, bổ sung của bạn bè để đề tài có thể hồn thiện hơn.

2. KIẾN NGHỊ

1. Đối với nhà trường và các cấp quản lý:

Cần xây dựng các trang học liệu điện tử phù hợp giúp GV nhanh chóng tìm kiếm được nguồn tư liệu có thể sử dụng cho HĐMĐ. Cần thiết kế các HĐMĐ cho các nội dung Sinh học khác, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và thực tế của lớp học. Việc sử dụng HĐMĐ cần được triển khai rộng trong các nhà trường THPT.

Cẩn đầu tư nhiều hơn nữa về cơ ở vật chất, trang thiết bị công nghệ, tốc độ đường truyền internet, các nền tảng ứng dụng vào dạy học. Việc sử dụng công nghệ thơng tin, nền tảng trên internet có vai trị quyết định đối với hình thức dạy học trực tuyến.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về các phương pháp dạy học mới cụ thể hơn, kỹ càng hơn cho từng hoạt động dạy học. Các kỹ năng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt quan trọng với dạy học trực tuyến.

2. Đối với giáo viên môn Sinh học:

Tôi hi vọng sáng kiến của tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Sinh học 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng - Những

vấn đề chung, NXB Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động

học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Sinh học, Tài liệu tập huấn.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục mơn Sinh học, Ban hành kèm Thơng tư 32/TT-BGDĐT ngày 26/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Chương trình ETEP, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Mơ đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát

triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Sinh học”, Tài liệu Bồi

dưỡng giáo viên phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Tài liệu bồi dưỡng “Nâng cao năng lực

dạy học trực tuyến” dành cho giáo viên THPT.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Chương trình ETEP, Đại học Đà Nẵng, Mơ đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Sinh học”, Tài liệu Bồi dưỡng giáo

viên phổ thông.

9. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ

sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

10. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT GV ĐỂ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN MỞ ĐẦU CỦA BÀI HỌC, CHỦ ĐỀ

1. Thầy (cơ) gặp khó khăn nhất trong thiết kế hoạt động dạy học ở phần nào?

A. Mở đầu

B. Hình thành kiến thức C. Luyện tập

D. Vận dụng, mở rộng

2. Thầy (cô) có thiết kế và sử dụng các HĐMĐ khơng?

A. Có B. Khơng

3. Cơ sở để thầy (cơ) thiết kế và sử dụng HĐMĐ là gì?

A. Xuất phát từ nội dung bài học B. Từ vấn đề liên quan đến tên bài học C. Từ nguồn khác

4. Mục tiêu nào của HĐMĐ mà thầy (cô) hướng đến?

A. Kiểm tra kiến thức của HS B. Tạo ra hứng thú cho HS

C. Tạo ra tình huống có vấn đề để vào bài

5. Cách thức mở đầu thầy (cơ) thường dùng là gì?

A. Kiểm tra bài cũ rồi vào bài mới B. Dẫn dắt ngắn gọn

C. Tổ chức thành các HĐMĐ

6. Tần suất thầy (cô) sử dụng HĐMĐ trong dạy học trực tiếp và trực tuyến như thế nào?

Dạy học trực tiếp Dạy học trực tuyến

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

7. Ai là người thực hiện các cách thức mở đầu nào sau đây?

A. GV B. HS

C. GV và HS

8. Mức độ thu hút HS vào bài học của các cách thức mở đầu như thế nào?

A. Mức độ cao

B. Mức độ trung bình C. Mức độ thấp

9. Thầy cơ đánh giá chất lượng tiết dạy sau khi thiết kế và sử dụng HĐMĐ ở mức nào?

A. Cao hơn B. Như nhau C. Thấp hơn

10. Tầm quan trọng của việc thiết kế, sử dụng HĐMĐ trong dạy học như thế nào?

A. Rất quan trọng B. Quan trọng

Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT HS ĐỂ TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Ở LỚP TN VÀ LỚP ĐC

1. Em thích thú với cách thức thiết kế và sử dụng HĐMĐ tiết học nào của thầy (cô)?

A. Kiểm tra bài cũ, vào ngay bài mới

B. GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài mới cần nghiên cứu C. Thiết kế HĐMĐ khác (trò chơi, đố vui, kịch ngắn...)

2. Em có hứng thú tham gia vào HĐMĐ khơng?

A. Có B. Khơng

3. Mở đầu có giúp em định định hướng kiến thức mới cần tìm hiểu khơng?

A. Định hướng tốt B. Chưa rõ ràng C. Định hướng được

4. Sau HĐMĐ em có hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập tiếp theo để giải quyết vấn đề của bài học khơng?

A. Có B. Khơng

5. Mức độ hứng thú học tập sau HĐMĐ như thế nào?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú

C. Không hứng thú

6. Mức độ lĩnh hội kiến thức đối với giờ học có HĐMĐ so với giờ học khơng sử dụng HĐMĐ hoặc tổ chức theo cách cũ?

A. Tốt hơn B. Như nhau C. Kém hơn

Cảm ơn các em đã hoàn thành bộ câu hỏi của phiếu khảo sát! Chúc các em luôn vui, khỏe và học tập tốt!

Phụ lục 3. HÌNH ẢNH TỔ CHỨC TRỊ CHƠI “VÒNG QUAY MAY MẮN” TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Phụ lục 4. HÌNH ẢNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI ĐỂ MỞ ĐẦU TRONG DẠY HỌC TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)