Sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động mở đầu

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 32 - 36)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TỔ

2.2. Sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động mở đầu

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy - học của môn sinh học. Đây là phương pháp tổ chức cho HS thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Với phương pháp đóng vai HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho HS, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS, khích lệ sự thay đổi thái độ. Tuy nhiên trong quá trình sự dụng phương pháp này GV cần lưu ý về tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hồn cảnh lớp học, khơng nên q dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép, tình huống phải có nhiều cách giải quyết, cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, không cho trước “kịch bản”, lời

thoại. Mỗi tình huống có thể phân cơng một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết, nên khích lệ cả HS nhút nhát cùng tham gia.

Phương pháp đóng vai chủ yếu sử dụng cho hình thức dạy học trực tiếp, dạy học tực tuyến khó áp dụng

Sau đây một số ví dụ áp dụng phương pháp đóng vai thiết kế HĐMĐ một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học 10.

Ví dụ 1: Sử dụng đóng vai để mở đầu bài học Các nguyên tố hóa học và nước

(trang 15, Sinh học 10) - Mục tiêu:

+ Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó HS nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

+ Rèn kỹ năng diễn xuất, thể hiện bản thân trước đám đông, khả năng viết kịch bản phù hợp với nội dung bài học.

- Chuẩn bị:

+ GV: Phân cơng 9 bạn thuộc 04 tổ tham gia đóng vai phân tử nước (hình thành 03 phân tử nước), cử 01 người làm nhiệm vụ dẫn chương trình, đọc kịch bản để các bạn đóng vai làm theo. Hướng dẫn HS viết kịch bản.

+ Kịch bản: Mỗi phân tử nước gồm 3 người phối hợp để tạo thành, trong đó 1 người đóng vai là nguyên tử oxi, 2 người đóng nguyên tố hidro. 9 người tạo thành 03 phân tử tử nước. Kiến thức liên quan: Cấu trúc phân tử nước, cách liên kết của phân tử nước ở trạng thái lỏng (các phân tử linn động) và trạng thái rắn (các phân tử bất động)

+ HS: Viết kịch bản, tập luyện để phối hợp diễn vai phân tử nước.

- Tiến hành:

+ Phần diễn trong vòng 3 – 5 phút.

+ Người dẫn chương trình giới thiệu cấu trúc phân tử nước gồm 1 phân tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro (các bạn là nguyên tử hidro nắm tay bạn oxi); ở nhiệt độ mơi trường bình thường các phân tử nước liên kết tự do với nhau thay đổi liên tục (các bạn hidro của từng phân tử nước sẽ thay đổi liên tục đưa tay về phía bạn oxi của phân tử nước bên cạnh); khi nhiệt độ hạ xuống dưới khơng độ các phân tử nước đóng băng (ở trạng thái bất động, các bạn giữa nguyên tư thế liên kết). Đây là trạng thái tồn tại có tác động đến các hoạt động sống trong tế bào.

- Sau phần đóng vai: GV cho HS nhận xét phần diễn xuất, bạn đọc lời dẫn,

nước như vậy nó có vai trị gì trong các hoạt động sống của tế bào? Từ đó vào bài mới Các nguyên tố hóa học và nước.

Ví dụ 2: Sử dụng phương pháp đóng vai để mở đầu cho chủ đề Tế bào nhân

thực (bài 8, 9, 10 Sinh học 10) - Mục tiêu:

+ Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó HS nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

+ Rèn kỹ năng diễn xuất, thể hiện bản thân trước đám đông, khả năng viết kịch bản phù hợp với nội dung bài học.

- Chuẩn bị:

+ GV: Phân công nhiệm vụ cho HS, chia lớp thành 02 nhóm, giúp đỡ HS viết kịch bản về 2 bào quan Ty thể và Lục lạp.

+ Kịch bản: Hai bào quan tham gia phần giới thiệu bản thân trong cuộc thi “Tiếng nói của các bào quan”

+ HS: Viết kịch bản, phân vai, diễn trước lớp, người dẫn chương trình.

- Tiến hành:

+ Thời gian cho phần đóng vai 4 – 6 phút.

+ Người dẫn chương trình giới thiệu từng bào quan là 2 bạn đại diện của 2 nhóm đóng vai ty thể và lục lạp, có gắn số báo danh 01 và 02, có hình vẽ bào quan.

+ Từng bào quan giới thiệu về cấu trúc và chức năng chính của mình trong tế bào.

Ty thể: “Xin chào các bạn! Như chúng ta đã biết, tim là bộ phận quan trọng để duy trì sự sống cho con người và các loài động vật. Vốn dĩ tim có thể bớm máu đều đặn và liên tục như vậy là do tim có tập trung số lượng lớn bào quan đặc biệt đó là tơi – Ty thể. Tơi là một bào quan có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn, màng trong gấp khúc tạo các mào răng lược, trên mào chứa nhiều enzim hô hấp. Trong cơ thể tơi có chứa ADN, roboxom và các chất hữu cơ, vơ cơ. Mọi người thường ví tơi như nhà máy điện cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào dưới dạng ATP. Hình dạng kích thước của học hàng chúng tơi ở các loại tế là khác nhau, nhưng chúng tơi đề có nhiệm vụ giống nhau là cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Tôi và các anh em của chúng tôi rất tự hào với vai trị của mình, vì có thể nói nếu thiếu chúng tơi các lồi động, thực vật bậc cao sẽ không tồn tại và phát triển được. Rất cảm ơn, mong mọi người cổ vũ cho chúng tôi”.

Lục lạp: “Xin chào mọi người, tôi là lục lạp, tôi đến từ tế bào thực vật, tôi rất vui khi được tham gia cuộc thi “Tiếng nói của các bào quan” để giao lưu học hỏi và biết thêm về các bào quan xung quanh tôi và cũng như giúp các bạn hiểu biết thêm những điều thú vị về tôi – bào quan lục lạp. Các bạn đã bao giờ hỏi “Tại sao lá có

màu xanh chưa?” đó là nhờ chất diệp lục có trong tơi đã làm nên màu xanh của lá đấy. Các bạn ạ, tôi là bào quan chỉ có ở thực vật, cấu tạo của tơi gồm 2 lớp màng bọc bên ngoài, trong gồm chất nền và hệ thống túi dẹt gọi là tilacoit, các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo cấu trúc hạt grana, các grana trong tối được nối cùng với nhau bằng cấu trúc màng. Trên màng tilacoit có chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp, trong chất nền có chứa ADN và riboxom. Nhờ có cấu trúc như vậy mà tơi có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, tơi tham gia q trình quang hợp cung cấp oxi cho các hoạt động sống của các lồi sinh vật trên trái đất. Tơi rất tự hào khi được tham gia vào việc bảo vệ mơi trường, làm cho khơng khí trong lành hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe, rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn.”

- Kết thúc:

+ HS đánh giá phần thi của 2 bạn và kịch bản của 2 nhóm.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS tham gia, chỉ ra điểm sáng tạo của HS khi diễn. + Phân tích nội dung dẫn dắt vào nội dung của chủ đề “Tế bào nhân thực”

Ví dụ 3: Sử dụng phương pháp đóng vai mở đầu chủ đề “Virut và bệnh truyền

nhiễm” (Bài 29, 30, 32, 32 Sinh học 10) - Mục tiêu:

+ Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó HS nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

+ Rèn kỹ năng diễn xuất, thể hiện bản thân trước đám đông, khả năng viết kịch bản phù hợp với nội dung bài học.

- Chuẩn bị:

+ GV: Phân công nhiệm vụ viết kịch bản, cho bạn viết kịch bản chọn 05 bạn cùng diễn.

+ HS: Viết kịch bản, luyện tập, trình diễn trước lớp.

+ Kịch bản: 1 bạn đóng vai virut corona; 3 bạn là 3 cơ quan của cơ thể: phôi, tim, gan; 1 bạn làm bác sỹ. Nội dung: virut corona xâm nhập vào người, tìm đến phổi để cư trú, chúng hành hạ làm cho phổi yếu dần, các cơ quan khác không bị virut tấn công nhưng do phổi bị giảm chức năng nên dẫn đến các cơ quan khác cũng hoạt động yếu dần. Bác sỹ xuất hiện giúp đỡ tiêu diệt virut các cơ quan trở lại hoạt động bình thường. Thơng điệp sử dụng khẩu trang để giúp ngăn chặn sự lây lan của virut gây bệnh covid-19.

- Tiến hành:

+ HS theo kịch bản diễn các hành động và có người thuyết minh về diễn biến kịch bản (người được giao viết kịch bản).

- Kết thúc:

+ HS đánh giá kịch bản, cách diễn của các vai, nhận xét về nội dung

+ GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động. Nêu mâu thuẫn diễn ra trong nội dung kịch bản: Tại sao virut corona chỉ ký sinh ở phổi, không ký sinh ở cơ quan khác? Covid-19 là một loại bệnh như thế nào? Từ đó dẫn dắt vào chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm”.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)