Khai thác video, tranh ảnh để tổ chức hoạt động mở đầu

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 36 - 39)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TỔ

2.3. Khai thác video, tranh ảnh để tổ chức hoạt động mở đầu

Tiến hành HĐMĐ bằng một đoạn tranh, ảnh, video, clip không phải là cách thức mới, tuy nhiên cách mở đầu này luôn thu hút được HS vào hoạt động học tập. Bởi sự kết hợp tốt các giác quan của người học vì đoạn video, clip thường cung cấp thông tin cho HS một cách đầy đủ và sống động hơn nhiều so với việc cho HS quan sát một vài hình ảnh theo cách thơng thường.

GV tiến hành cho cả lớp xem một đoạn trích ngắn, hấp dẫn, sau đó thảo luận trên phạm vi cả lớp với các câu hỏi như: cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào? Cách thức mở đầu này có thể áp dụng cho nhiều bài học khác nhau.

2.3.1. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tiếp

Ví dụ 1: Sử dụng video để mở đầu cho chủ đề “Thành phần hóa học của tế

bào” (các bài 3, 4, 5, 6 Sinh học 10) - Mục tiêu:

+ Tạo sự hứng khởi cho HS, HS nhận ra các nội dung liên quan đến bài học. + HS rèn luyện các kỹ năng quan sát, thu thập thông tin qua xem video, đưa nội dung của video.

- Chuẩn bị:

+ GV: Chuẩn bị 1 đoạn video về protein có nội dung cấu trúc và chức năng của protein.

+ HS: Nghiên cứu bài được GV yêu cầu tìm hiểu trước khi đến lớp.

- Tiến hành:

+ Thời gian: 5 phút

+ GV chiếu video (dài 03 phút) yêu cầu HS quan sát và ghi lại những thông tin mà mình nhận được từ quá trình xem phim. Sau khi xem đoạn video, GV cho HS trả lời các câu hỏi: Đoạn phim trên nói về phân tử nào trong tế bào? Chúng có mấy bậc cấu trúc? Chúng có vai trị gì với tế bào và cơ thể sống?

+ Cho HS nhận xét câu trả lời của các bạn, bổ sung ý kiến. GV đánh giá nhận xét. Qua đó GV nói thêm ngồi phân tử prtein trong tế bào cịn có các chất khác nữa cùng tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sống của tế bào. Các chất đó là những chất nào? Chúng có cấu trúc và chức năng như thế nào? Để giải quyết các vấn đề đó chúng ta cùng nhau nghiên cứu chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”.

Ví dụ 2: Sử dụng hình ảnh để mở đầu bài Hô hấp tế bào (trang 63, SH 10)

- Mục tiêu:

+ Tạo sự tập trung cho HS khi quan sát tranh để pháp hiện vấn đề, định hướng tư duy đến vấn đề sẽ học tập.

+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận diện nhanh, vận dụng kiến thức đã học để liên kết với nội dung bài mới.

- Chuẩn bị:

+ GV: Chuẩn bị hình ảnh (hình 16.1 sách giáo khoa Sinh học 10, che chú thích bào quan ty thể) trên máy tính, sử dụng tivi hoặc máy chiếu để chiếu hình.

+ HS nghiên cứu trước nội dung của bài học trước khi đến lớp.

- Tiến hành:

+ GV: Chiếu hình ảnh lên tivi hoặc máy chiếu, yêu cầu HS quan sát trong vòng 1 phút rồi trả lời câu hỏi: Bào quan nào có trong hình? Q trình này là quá trình gì? Quá trình này tạo ra cái gì?

+ HS: Quan sát tranh, vận dụng kiến thức để đưa ra câu trả lời hoặc có thể quan sát hình ảnh trong sách để trả lời.

+ GV: Cho HS nhận xét, bổ sung ý kiến vào câu trả lời, từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá dẫn dắt đi vào bài. Q trình trên gọi là Hơ hấp tế bào, quá trình tạo ra năng lượng để làm gì? Từ nguyên liệu là đường glucose sẽ trải qua bao nhiêu giai đoạn? Tạo ra bao nhiêu ATP? Để trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

2.3.2. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tuyến

Đối với dạy học trực tuyến, việc sử dụng video, tranh ảnh có tác dụng tích trong việc học. Các đoạn đoạn video, tranh ảnh được GV đưa trước, giao nhiệm cho

HS ở giai đoạn trước khi kết nối, HS có nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung, có thời gian để cùng nhau hồn thiện sản phẩm tìm hiểu về đoạn phim, tranh ảnh đó theo yêu cầu của GV.

Ví dụ 1: Sử dụng video mở đầu bài Vận chuyển chất qua màng sinh chất

(trang 47, Sinh học 10)

- Mục tiêu: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của phiếu giao nhiệm

vụ; bước đầu xác định được khái niệm, cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

- Chuẩn bị:

+ GV: Chọn lọc video gửi qua nhóm học tập cho HS xem và gia nhiệm vụ học tập (địa chỉ video: https://youtu.be/gy5jjZo6gHo)

+ HS: Nghiên cứu tài liệu, xem video, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao về nội dung liên quan.

- Tiến hành:

Bước 1. GV giao nhiệm vụ học tập: cung cấp học liệu và phiếu giao nhiệm vụ

gồm:

+ Video vận chuyển chất qua màng sinh chất, nguồn video khai thác từ nguồn internet (đường link: https://youtu.be/gy5jjZo6gHo )

+ Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho HS. Yêu cầu HS hoàn thành và nạp kết quả lên hệ thống Padlet/lms/zalo trước kết nối trực tiếp

+ GV tổ chức hoạt động học tập theo nhóm HS (có thể chia lớp 5 nhóm, mỗi

nhóm 7-8 HS nếu tổ chức theo nhóm) thơng qua việc sử dụng nhóm zalo, messenger

để thảo luận và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ sau khi xem video, tham khảo học liệu và SGK ....

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tự học tập qua học liệu dưới sự hỗ trợ từ xa của GV và bạn bè.

+ Tham gia thảo luận nhóm, chia sẻ sản phẩm học tập và thực hiện nhiệm vụ được nhóm giao hồn thành.

Bước 3. HS báo cáo kết quả học tập: nhóm hồn thành kết quả phiếu giao việc

và nạp lên hệ thống Padlet/lms/zalo, .... GV theo dõi, hỗ trợ những khó khăn về kỹ thuật khi HS gặp phải trong quá trình tiếp cận học liệu, video để học tập hay hệ thống khi nạp bài.

Bước 4. GV kết luận và nhận định: GV theo dõi tiến trình hồn thành nhiệm

vụ của cá nhân hoặc nhóm HS trên hệ thống; xem các sản phẩm của HS để phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

Ví dụ 2: Sử dụng tranh ảnh mở đầu chủ đề “Vi rút và bệnh truyền nhiễm”

(bài 29, 30, 31, 32 Sinh học 10)

- Mục tiêu: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của phiếu giao nhiệm

vụ; bước đầu xác định nguyên nhân gây bệnh, một số ảnh hưởng của bện đến sức khỏe con người.

- Chuẩn bị:

+ GV: Chuẩn bị 3 tranh liên quan đến các bệnh sởi, covid-19, HIV. + HS thực hiện theo nhóm yêu cầu nhiệm vụ của HS.

- Tiến hành:

Bước 1. GV giao nhiệm vụ học tập: cung cấp học liệu và phiếu giao nhiệm vụ

gồm:

+ Hình ảnh về 3 bệnh ở người gồm Sởi, covid-19, HIV

+ Yêu cầu HS viết thuyết trình về 3 bức tránh với thời gian trình bày 3 phút. u cầu HS hồn thành và nạp kết quả lên hệ thống Padlet/lms/zalo trước kết nối trực tiếp.

+ GV tổ chức hoạt động học tập theo nhóm HS (có thể chia lớp 5 nhóm, mỗi

nhóm 7-8 HS nếu tổ chức theo nhóm) thơng qua việc sử dụng nhóm zalo/messenger

để thảo luận và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ sau khi xem video, tham khảo học liệu và SGK, ....

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tự học tập qua học liệu dưới sự hỗ trợ từ xa của GV và bạn bè.

+ Tham gia thảo luận nhóm, chia sẻ sản phẩm học tập và thực hiện nhiệm vụ được nhóm giao hồn thành.

Bước 3. HS báo cáo kết quả học tập: nhóm hồn thành kết quả phiếu giao việc

và nạp lên hệ thống Padlet/lms/zalo, .... GV theo dõi, hỗ trợ những khó khăn về kỹ thuật khi HS gặp phải trong quá trình tiếp cận học liệu, hệ thống khi nạp bài.

Bước 4. GV kết luận và nhận định: GV theo dõi tiến trình hồn thành nhiệm

vụ của cá nhân hoặc nhóm HS trên hệ thống; xem các sản phẩm của HS để phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM THIẾT kế HOẠT ĐỘNG mở đầu để dạy học TRỰC TIẾP và TRỰC TUYẾN các bài, CHỦ đề SINH học 10 góp PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)