Năng suất sinh sản theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 44 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng

4.3.2. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ

Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ tiêu năng suất sinh sản nái CP90 theo lứa đẻ được thể hiện ỏ bảng 4.4.

Bảng 4.4. Bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của các chỉ tiêu năng suất sinh sản nái CP90 theo lứa đẻ

Lứa 1

(n = 100) (n = 100) Lứa 2 (n = 100) Lứa 3 (n = 100) Lứa 4 (n =98) Lứa 5 (n =97) Lứa 6

LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE LSM SE

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 154,34a 0,21 144,41b 0,20 144,71ab 0,18 144,0c 0,18 143,97ab 0,17 143,96b 0,23

Số con đẻ ra/ổ (con) 11,51ab 0,22 11,35b 0,20 11,59ab 0,19 12,31a 0,19 12,12ab 0,18 12,07ab 0,24

Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 10,91ab 0,21 10,73b 0,20 11,13ab 0,18 11,60a 0,18 11,63a 0,17 11,46ab 0,23

Số con để nuôi/ổ (con) 10,72 0,20 10,63 0,19 10,99 0,18 11,42 0,17 11,47 0,17 11,32 0,22

Số con cai sữa/ổ (con) 10,39 0,18 10,40 0,17 10,57 0,16 10,92 0,15 10,83 0,15 10,62 0,20

Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 94,92 0,74 95,03 0,70 96,16 0,65 94,67 0,62 96,11 0,62 95,24 0,81

Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 97,15ab 0,81 98,14a 0,76 96,76ab 0,71 95,97ab 0,68 95,04b 0,68 94,52b 0,88

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 17,59bc 0,28 17,39c 0,27 17,98ac 0,25 18,62ab 0,24 18,66a 0,24 18,46abc 0,31

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,62 0,01 1,63 0,01 1,63 0,01 1,61 0,01 1,62 0,01 1,62 0,01

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 63,56 0,93 64,35 0,88 65,01 0,81 66,63 0,78 66,68 0,78 64,71 1,01

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,15 0,03 6,22 0,03 6,19 0,03 6,13 0,03 6,18 0,03 6,13 0,04

Số ngày cai sữa (ngày) 23,23ab 0,19 22,97ab 0,17 23,30a 0,16 22,75ab 0,16 22,63b 0,15 22,60ab 0,20

Từ kết quả thu được trong theo dõi này cho thấy: - Số con đẻ ra/ổ :

Số con đẻ ra/ổ của lợn nái CP90 từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 6 trở đi lần lượt tương ứng là 11,51; 11,35; 11,59; 12,31; 12,12 và 12,07 con. Số con đẻ ra/ổ của lợn nái CP90 ở 2 lứa đầu là thấp hơn cả với số con tương ứng là 11,51 và 11,35, đạt cao nhất ở lứa thứ 4 (12,31 con/lứa), nhưng đến lứa thứ 5 chỉ tiêu này giảm xuống còn 12,12 và lứa thứ 6 giảm còn 12,07. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Điều đó cho thấy, trong 2 lứa đầu, do cơ thể lợn nái chưa hoàn thiện về thể vóc nên số con đẻ ra/lứa còn thấp. Trong các lứa sau, cơ thể lợn nái đã hoàn thiện về thể vóc, vì vậy số con đẻ ra/lứa đạt cao hơn. Điều này được thể hiện rõ qua hình 4.5.

Hình 4.5. Số con sơ sinh/ổ

Theo Anderson and Melampy (1972, trích từ Gordon, 1997), số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin,1998). Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi là phù hợp với quy luật biến thiên qua các lứa đẻ. Tăng dần từ lứa thứ nhất và tương đối ổn định ở mức cao ở các lứa 2, 3, 4, 5. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Phùng Thị Vân và cs. (2001) cho rằng, số con đẻ ra/ổ tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4 và 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 10. Điều này có thể là do tỷ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2, cao nhất ở lứa 4, 5 sau đó giảm dần. Như vậy, kết quả của theo dõi này là phù hợp với quy luật sinh sản bình thường của lợn nái.

Đặng Vũ Bình và cộng sự theo dõi trên đàn nái F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) qua 4 lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu sinh sản đều tăng từ lứa 1 tới lứa 4.

- Số con đẻ ra còn sống/ổ:

Bảng 4.4. cho thấy, số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái CP90(L x Y) ở các lứa đẻ là: lứa 1 là 10,91 con, lứa 2 10,73 con, lứa 3 là 11,13 con, lứa 4 là 11,60, lứa 5 là 11,63 và từ lứa 6 là 11,46 con.

Điều đó cho thấy số con đẻ ra còn sống/ổ của lợn nái CP90(L x Y) đều tăng dần từ lứa 1 và đạt cao nhất ở lứa 4 và 5 sau đó giảm dần ở lứa thứ 6. Như vậy ở tổ hợp lai số con đẻ ra sống/ổ thấp nhất ở lứa 1 và 2 sau đó tăng dần và ổn định sau đó giảm dần ở lứa 6. Tuy nhiên mức ổn định ở các lứa không giống nhau. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2006) cũng cho biết, số con đẻ ra còn sống/ổ ở lứa 2 của lợn L06, L11, L95 tương ứng đạt 10,06; 11,43 và 12,55 con/ổ. Lợn C1050 và C1230 (nuôi tại Thụy Phương) đạt 10,70 và 11,53 con/ổ. Như vậy kết quả của theo dõi này cao hơn so với giống L06, L11 và C1050, C1230.

Theo Phan Xuân Hảo (2006), số con đẻ ra còn sống/ổ của nái lai F1(Landrace x Yorkshire) qua các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 9,52; 9,88; 10,70; 11,41; 10,94 và 9,83. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với quy luật chung của tác giả trên. Điều này được minh họa ở hình 4.6.

- Số con để nuôi/ổ:

Số con để nuôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chỉ tiêu số con đẻ ra và số con đẻ ra sống, vì vậy cũng biến đổi tương tự và theo quy luật.

Hình 4.6. Số con đẻ ra còn sống/ổ

- Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ của nái CP90 lần lượt là 10,39; 10,40; 10,57; 10,92; 10,83 và từ lứa 6 là 10,62 con. Như vậy, số con cai sữa/ổ của nái CP90 tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4, giảm dần ở lứa 5, 6.

Chỉ tiêu này đánh giá tính khéo léo nuôi con của lợn mẹ, chất lượng sữa của lợn mẹ, điều kiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi và chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh tế sau một lứa đẻ của lợn nái vì nó ảnh hưởng số con cai sữa/nái/năm. Số con cai sữa phụ thuộc vào số con sơ sinh sống, tỷ lệ sơ sinh sống của lợn con từ khi sinh ra đến cai sữa.

Theo Phan Xuân Hảo (2006), số con cai sữa/ổ của lợn nái F1(Landrace

Yorkshire) ở các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 8,45; 9,52; 9,48; 9,90; 9,46 và 8,9 con/ổ. Số con cai sữa/ổ của hai dòng C1050 và C1230 ở lứa 1 là 8,59 và 8,67 con/ổ; ở lứa 2 đến lứa 7 là 9,19 và 9,17 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006). So với kết quả của tác giả thì số con cai sữa/ổ của chúng tôi cao hơn, nhưng giống với với quy luật trong kết quả của các tác giả.

Hình 4.7. Số con cai sữa/ổ

- Tỷ lệ sống khi sơ sinh

Tỷ lệ sơ sinh sống của nái CP90 qua các lứa lần lượt tương ứng: 94,92; 95,03; 96,16; 94,67; 96,11và từ lứa 6 là 95,24%.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sơ sinh sống của lợn nái CP(L×Y) tăng dần từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 3 sau đó giảm ở lứa thứ 4, lứa 5 và lứa 6 thì tăng hơn so với lứa 4. Như vậy, theo từng lứa đẻ thì tỷ lệ sơ sinh sống của nái CP90 đạt cao nhất ở lứa đẻ 3 là 96,16% và thấp nhất ở lứa đẻ 1 là 94,22%.

- Tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa:

Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa các lứa của nái CP90 là lứa 1: 97,15, lứa 2: 98,14, lứa 3: 96,76, lứa 4: 95,97, lứa 5: 95,04 và từ lứa 6 là 94,52. vậy tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa của nái CP90 dao động từ 93,49% - 98,16%.

Qua kết quả trên cho ta thấy rằng tỷ lệ nuôi sống ở tổ hợp lai này đạt cao ở lứa 1 và lứa 2, cao nhất ở lứa 2 rồi có chiều hướng giảm dần theo các lứa đẻ về sau và thấp ở lứa 6.

Như vậy, trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa giữa lợn nái CP90 dao động trong khoảng 4,67%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Khối lượng sơ sinh/ổ:

Khối lượng sơ sinh/ổ của nái CP90 qua các lứa lần lượt là: 17,59; 17,39; 17,98; 18,62, 18,66; và lứa 6 là 18,46 kg/ổ.

Qua kết quả trên cho thấy: Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái CP90 thấp nhất ở lứa 2, sau đó tăng dần, đạt cao nhất ở lứa 5 và giảm dần ở lứa thứ 6 trở đi. Điều này hợp lý vì khối lượng sơ sinh/ổ có tương quan dương với số con đẻ ra/ổ, nguyên nhân do cơ thể lợn nái dần được hoàn thiện qua các lứa đẻ, số con sơ sinh/ ổ thấp nhất ở lứa 1 và 2 tăng dần đến lứa 3, 4, 5 và giảm ở lứa 6. Do vậy, khối lượng sơ sinh trên ổ cũng có xu hướng như vậy. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này thể hiện rõ qua hình 4.8.

Hình 4.8. Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ ở lứa 1 của lợn C1050, C1230 là 12,58 và 12,93 kg/ổ và ở lứa 2 đến lứa 7 là 13,68 và 14,73 kg/ổ (Nguyễn Thiện, 2006). So với kết quả nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi là cao hơn.

- Khối lượng sơ sinh/con:

Đây là chỉ tiêu quan trọng có thể đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ, khả năng sinh trưởng, phát triển của bào thai cũng như sự phát triển của lợn con sau này.

Ở chỉ tiêu này, nái CP90có khối lượng sơ sinh/con từ lứa 1 đến lứa về sau tương ứng là: 1,62; 1,63; 1,63; 1,61; 1,62; 1,62kg dao động từ 1,61 đến 1,63 kg. Khối lượng sơ sinh/con ở chỉ tiêu này là gần tương đương nhau.

Phan Xuân Hảo và cs. (2006) cho biết chỉ tiêu này qua nhiều năm ở lợn nái L, Y, F1(L×Y) đạt tương ứng vào khoảng 1,4 - 1,43 kg/con; 1,4 - 1,45 kg/con; 1,39 - 1,44 kg/con. Khối lượng sơ sinh/con ở giống lợn C1050 và C1230 là 1,51 và 1,45 kg/con (Nguyễn Thiện, 2006). So với kết quả nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi cao hơn.

- Khối lượng cai sữa/ổ:

Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái trong giai đoạn nuôi con và lợn con trong giai đoạn theo mẹ.

Khối lượng cai sữa/ổ của nái CP90lần lượt qua các lứa đẻ là: 63,56; 64,35; 65,01, 66,63; 66,68; 64,71kg.

Qua kết quả cho thấy chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai CP90 qua các lứa đẻ được có khối lượng cai sữa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 rồi bắt đầu giảm ở các lứa về sau thể hiện cao nhất ở 5 và thấp nhất ở lứa 1. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với quy luật chung.

Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai F1(LxY) phối với lợn đực Du và PiDu qua các lứa đẻ được thể hiện ở hình 4.9.

- Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, khả năng tiết sữa của lợn mẹ, thời gian tập ăn sớm, thời gian cai sữa, kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn mẹ nuôi con.

Khối lượng cai sữa/con của nái CP90 các lứa lần lượt là: 6,15; 6,22; 6,19; 6,13; 6,18; 6,13kg.

Hình 4.9. Khối lượng cai sữa/ổ

Kết quả theo dõi cho thấy, trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì khối lượng trung bình cai sữa/con của lợn nái CP90 qua các lứa là gần tương đương nhau. Ta thấy khối lượng cai sữa/con của nái CP90 đạt cao nhất ở lứa thứ 6 là 6,95kg, thấp nhất ở lứa 3 là 6,13kgTheo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), khối lượng cai sữa/ con của con lai của tổ hợp lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) là 6,73kg, L19 x (Landrace x Yorkshire) là 6,57kg. Như vậy, kết quả của chúng tôi tương đương với tác giả.

- Số ngày cai sữa:

Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lượng lợn con, việc tập ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ và điều kiện chăn nuôi cũng như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ nhằm đảm bảo cho lợn con sinh trưởng phát triển bình thường.

Kết quả theo dõi cho thấy, số ngày cai sữa qua các lứa đẻ của nái CP90 lần lượt là: 23,23; 22,97; 23,30; 22,75; 22,63 và 22,60. Như vậy các lứa đẻ trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì số ngày cai sữa của nái CP90 là tương đối giống nhau. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

4.3.2.1 Năng suất sinh sản của lợn nái CP90 phối với đực Duroc qua các lứa đẻ

Năng suất sinh sản của lợn nái CP90 phối với đực Duroc qua các lứa đẻ được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Năng suất sinh sản nái CP90 phối với đực Duroc qua các lứa đẻ

Lứa 1

(n = 50) (n = 50) Lứa 2 (n = 50) Lứa 3 (n = 50) Lứa 4 (n = 49) Lứa 5 (n = 48)Lứa 6

Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 145 0,26 144 0,26 145 0,27 144 0,25 144 0,24 144 0,13

Số con đẻ ra/ổ (con) 11,60ab 0,27 11,08b 0,29 11,40ab 0,30 12,15a 0,25 11,98ab 0,23 12,50a 0,16 Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 10,91ab 0,27 10,29b 0,24 10,91ab 0,28 11,56a 0,22 11,52a 0,21 11,67a 0,80 Số con để nuôi/ổ (con) 10,71ab 0,25 10,19b 0,24 10,82ab 0,27 11,41a 0,21 11,32a 0,21 11,46a 0,73 Số con cai sữa/ổ (con) 10,33ab 0,23 10,04b 0,23 10,26ab 0,23 10,88a 0,20 10,60ab 0,17 10,67ab 0,73

Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 94,21 1,09 93,70 1,29 96,04 0,82 95,39 0,77 96,33 0,64 93,40 2,42

Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 95,42ab 1,21 97,65a 0,63 95,07ab 1,22 94,49ab 0,92 92,72b 1,10 92,24ab 0,52 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 17,45ab 0,35 16,73b 0,32 17,65ab 0,40 18,46a 0,30 18,45a 0,28 19,00a 1,02

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,61 0,01 1,63 0,01 1,63 0,01 1,60 0,01 1,61 0,01 1,63 0,01

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 62,20 1,12 61,58 1,16 62,61 1,15 65,63 0,92 64,33 0,83 63,54 1,79

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,05 0,04 6,17 0,04 6,14 0,04 6,06 0,04 6,09 0,03 5,98 0,13

Số ngày cai sữa (ngày) 22,67ab 0,23 22,79ab 0,23 23,32a 0,26 22,73ab 0,22 22,40b 0,20 22,79ab 0,12 Ghi chú: Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM có các chữ a, b, c, d khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng cho thấy, nái CP90 phối giống với Duroc chênh lệch giữa các lứa đẻ đối với các chỉ tiêu: khoảng cách lứa đẻ, tỷ lệ sống khi sơ sinh, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối ngày cai sữa/con là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

- Số con đẻ ra/ổ

Số con sơ sinh/ổ của nái CP90 x Duroc qua các lứa đẻ tương ứng qua các lứa là: 11,60 ; 11,08; 11,40; 12,15; 11,98 và 12,50 con/ổ. Như vậy số con sơ sinh/ổ đạt cao nhất ở lứa ≥6, thấp nhất ở lứa thứ 2. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Chỉ tiêu này được thể hiện rõ qua hình 4.10.

Hình 4.10. Số con đẻ ra/ổ của nái CP90 x Duroc qua các lứa đẻ

- Số con đẻ ra còn sống/ổ

Ở nái CP90 x Duroc, số con sơ sinh sống/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 10,91; 10,29; 10,91; 11,56; 11,52 và 11,67 con/ổ. Qua đây cho thấy số con đẻ ra còn sống/ổ đạt cao nhất ở lứa 6 và thấp nhất ở lứa 2. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.

- Số con để nuôi/ổ

Qua bảng 4.5 cho thấy số con để nuôi ở nái CP9 x Duroc là từ 10,19 đến 11,46 con/ổ. Đạt cao nhất ở lứa 6 và thấp nhất ở lứa 2. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

- Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ của nái CP90 x Duroc qua các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 10,33; 10,04; 10,26; 10,88; 10,60; 10,67 con/ổ. Như vậy số con cai sữa/ổ

đạt cao nhất ở lứa 4 và thấp nhất ở lứa 2. sai khác này có ý nghĩa thống kê. Chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)