Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 25)

2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn lọc giống lợn trên thế giới đã sử

dụng các phuơng pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều máu có năng suất và tỷ lệ nạc cao. Do vậy, lai giống lợn là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao, chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới.

Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao, chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các phương pháp kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nhưng từ nửa sau thế kỷ này do có thêm về những hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh lai kinh tế ở lợn. Thời kỳ đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn Hybrid.

Các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Canada,… đã sử dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire. Các nước này thường dùng lợn nái lai từ 2 giống lợn, sau đã cho phối giống với lợn đực thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm.

Hiện nay, ở nước Mỹ đã sử dụng “Hình tháp di truyền truyền thống” và mô hình “Hình tháp di truyền cải tiến” để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ thường là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Yorkshire thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Yorkshire ở đàn ông bà được phối với lợn đực Landrace để sản xuất ra lợn bố mẹ là F1(LxY). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường dùng nái F1(LxY) phối với đực cuối cùng như Hampshire hoặc Duroc để sản xuất ra lợn lai thương phẩm ba giống Hampshire x F1(LxY) hoặc Duroc x F1(LxY).

Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu: Kết quả lai kinh tế đã làm tăng số lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12 - 16%. Tỷ lệ nuôi sống cao hơn từ 10 - 15% so với lợn thuần. Khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25 - 30 ngày, đạt khối lượng giết mổ 100 kg.

Ở Hà Lan trong chăn nuôi lợn thì trên 90% lợn vỗ béo là lợn lai. Tổ hợp lai 2 giống (LxY) chiếm tới 69%, các tổ hợp lai nhiều giống tham gia ngày càng tăng. Các giống lợn chủ yếu dùng trong lai kinh tế như: Landrace Hà Lan, Landrace Bỉ, Đại Bạch, Pietrain Hà Lan. Lợn lai cã ưu thế đẻ nhiều con trung bình một ổ lúc sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.

Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau. Theo Strudsholm et al., (2005) tổ hợp lai giữa lợn Duroc x (Large White x Landrace) Đan Mạch có tăng trọng/ngày nuôi thí nghiệm là 737 – 767 g/ngày (từ giai đoạn 18,30 đến 95,20 - 98,50 kg). Kết quả nghiên cứu của Kusec et al., (2008) trên lợn lai 4 giống (Pietrain x Hampshire) x F1(LY) cho thấy tăng trọng trong thời gian nuôi thịt là 913 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2,50 kg.

Trung Quốc có 60 giống lợn được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau. Để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn: Yorkshire, Duroc, Hampshire, Landrace cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ. Lợn vỗ béo đạt khối lượng 90 kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,4 kg; dày mỡ lưng trung bình là 26 mm và đạt tỷ lệ nạc trên 48%.

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn lọc giống lợn trên thế giới đã sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều giống có năng suất và tỷ lệ nạc cao.

Nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Pietrain…

Theo Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm trước, việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở thành phổ biến.

Kết quả nghiên cứu của Hansen et al., (1997) cho biết lai hai giống: (DuxWhite composite) và (MeishanxWhite composite) có tốc độ sinh trưởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai (DuxWhite composite) tăng khối lượng cao hơn (MeishanxWhite composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại Ba Lan (Ostrowski et al., 1997).

Châu Âu hiện nay ba giống lợn phổ biến được sử dụng là Pi, Hampshire và Du. Giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế tồn tại gen RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến. Giống Du có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao. Lợn đực Pi đồng hợp tử kháng stress đã được tạo ra ở Hà Lan, Scandinavia, Thuỵ Sỹ và Bỉ. Tại Ba Lan, Ostrowski et al., (1997) tiến hành các

công thức lai: Pi  Du, Pi  Polish LW, (PiPolish LW)  (Polish LW  Polish L) cho biết chất lượng thịt tốt nhất ở con lai có 25%, 50% máu Pi. Buczyncki và cs. (1998) tiến hành lai giữa lợn đực Pi với lợn nái Polish LW, Zlotnicka Spotted và nái lai (Zlotnicka Spotted  Polish LW), con lai ba giống có mức tăng khối lượng, tỷ lệ nạc cao hơn con lai hai giống. Kamyk (1998) cho biết sử dụng nái lai: (Pulawyhybrid 990), (PulawyDu), (PulawyPi) phối với lợn đực hybrid 990, Du và Pi, con lai Pi(Pulawy  hybrid 990) có diện tích cơ thăn cao nhất. Sử dụng Pi trong các tổ hợp lai ba giống, bốn gống đã được Gajewezyk và cs. (1998), Lyczyncki và cs. (2000) công bố, các kết quả nghiên cứu cho thấy con lai có máu Pi có tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn cao.

Năm 1970 năng suất sinh sản của đàn lợn nái của Mỹ chỉ đạt 7,2 lợn con cai sữa/lứa,với số lứa đẻ/nái/năm là 1,80 (Gerrits et al., 1979, trích từ Gordon, 1997) năm 1994 đã tăng lên 8,92 lợn con cai sữa/lứa, với số lứa đẻ/nái/năm là 2,30 (Trần Kim Anh, 2000).

Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz et al., (2000) nhận thấy lai ba giống đạt được số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu quả nâng cao khối lượng khi cai sữa và khả năng tăng khối lượng khi nuôi thịt (Kamyk et al., 1998). Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Ostrowski et al., 1997).

Việc sử dụng nái lai (LxY) phối với lợn Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (LxY) phối với lợn đực lai PiDu để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ. Lợn đực giống Pietrain đã được cải tiến (P-Rehal) có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy et al., 2000). Warnants et al. (2003) cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực Pietrain để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.

Sử dụng lợn đực Pietrain trong các công thức lai ba giống Pietrain x (LW x L Đức) đã được Wuenssch et al. (2000) công bố có mức tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(EdelschweinxLW) và F1(EdelschweinxLandrace) được phối với lợn đực giống Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt.

Legault et al. (1997) cho biết lai giữa các giống lợn địa phương với lợn Duroc và Pietrain so sánh với tổ hợp lai (LWxL Pháp). Kết quả cho thấy khi lai với Duroc hoặc Pietrain đã có tác dụng nâng cao được khả năng tăng khối lượng, với 64 g ở tổ hợp lai (PixGascony), 226 g ở tổ hợp lai (DuxLimousin), giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng với 0,49 kg ở tổ hợp lai (DuxGascony), 0,66 kg ở tổ hợp lai (PixGascony), tăng tỷ lệ nạc khi lai với Pietrain. Đối với lợn địa phương, các tác giả cho biết cần áp dụng hệ thống quản lý tốt hơn hoặc phải tiến hành lai với giống tốt để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Warnants et al. (2003) cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực Pietrain để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Theo Leroy et al. (2000), dòng Pi-ReHal kháng stress có tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ nạc cao đã được tạo ra ở Bỉ. Người ta thường dùng lợn đực Pi-ReHal là đực cuối cùng trong các tổ hợp lai.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có nhiều thông báo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực tương quan di truyền, giá trị giống, ưu thế lai của các tổ hợp lai tạo… Nhiều tổ hợp lai hai giống và 3, 4 giống đã được ứng dụng trong sản xuất. nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, đặc điểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các tổ hợp lai kinh tế giữa các giống lợn với nhau ở các cơ sở giống nhà nước với quy mô lớn. Đối tượng chủ yếu mới ở lợn lai hai, ba giống, còn đối với lợn lai bốn và năm giống thì có rất ít nghiên cứu. Đã có nhiều thông báo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực các nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, tương quan di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của các tổ hợp lai tạo ra từ các giống lợn.

Trong những năm qua, lai kinh tế là một trong những tiến bộ kỹ thuật quan trọng góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn.

Theo Phùng Thị Vân và cs. (2000, 2002) cho biết lai kinh tế hai giống giữa Yorkshire, Landrace và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, (YxL) và (LxY) có số con cai sữa/ổ tương ứng: 9,38 và 9,36 con với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi là: 79,30 và 81,50 kg, trong khi đó nái thuần Yorkshire, Landrace có số con cai sữa/ổ tương ứng: 8,82 và 9,26 con với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ đạt: 72,90 và 72,90 kg.

khối lượng từ 650,90 đến 667,70 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 58,80%, con lai (YxL) đạt mức tăng trọng từ 601,50 đến 624,40 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 56,50%.

Lai ba giống giữa lợn đực Duroc với nái lai F1(LxY) và F1(YxL) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,60-9,70 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng: 80, 00-75,70 kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cs. 2000, 2002). Con lai ba giống Dux(LxY) có mức tăng khối lượng trung bình 655,90 g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% với tiêu tốn thức ăn 2,98 kg/kg tăng khối lượng, con lai ba giống Dux(YxL) có mức tăng khối lượng trung bình 655,70 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71% với tiêu tốn thức ăn 2,95 kg/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999) cho thấy nái lai F1(LxY) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần Landrace. Nái lai F1(LxY) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là: 9,25- 9,87; 8,50- 8,80 con/ổ, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/con: 1,32 và 8,12 kg. Nái Landrace có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là: 9,00- 9,83; 8,27- 8,73 con/ổ.

Theo báo cáo của Lê Thanh Hải và cs. (2001), nái lai F1(LxY) và F1(YxL) đều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần Landrace, Yorkshire. Nái F1(LxY), F1(YxL), nái thuần Landrace, Yorkshire có số con cai sữa/ổ tương ứng là: 9,27; 9,25; 8,55; 8,60 con với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng: 78,90; 83,10; 75,00; 67,20 kg.

Nghiên cứu các tổ hợp lai ba, bốn giống ngoại Lê Thanh Hải (2001) cũng cho biết: Con lai ba giống Dux(LxY) có mức tăng khối lượng trung bình 634 g/ngày, tỷ lệ nạc 55,90% với tiêu tốn thức ăn 3,30 kg/kg tăng khối lượng, con lai ba giống Pix(LxY) có mức tăng khối lượng trung bình 601 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,80% với tiêu tốn thức ăn 3,10 kg/kg tăng khối lượng. Con lai bốn giống PiDux(LxY) đạt tăng khối lượng trung bình 624 g/ngày, tỷ lệ nạc 57,90% với tiêu tốn thức ăn 3,20 kg/kg tăng khối lượng.

Theo nghiên cứu của Trương Hữu Dũng (2004) cho thấy con lai (LxY) đạt mức tăng khối lượng từ 650,90 đến 667,70g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 57,69 đến 60,00%, con lai (Y x L) đạt mức tăng khối lượng từ 601,50 đến 624,40 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 56,24 đến 56,80%. Con lai ba giống Dux(LxY) đạt mức tăng khối lượng từ 617,80 đến 694,10 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 57,00

đến 61,81%, con lai ba giống Dux(YxL) đạt mức tăng khối lượng từ 628,40 đến 683,10 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 56,86 đến 58,71%.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung (2005) cho biết con lai (LxY), (YxL), Duroc x (LY) và Duroc x (YL) đạt mức tăng trọng tương ứng: 661,26; 663,03; 667,28 và 669,12 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt tương ứng: 58,09; 58,15; 59,42 và 59,54%.

Phan Xuân Hảo (2007) khi nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace và F1 (LxY) tạo trung tâm giống gia súc Phú Lãm – Hà Tây cho biết: tăng trọng/ngày nuôi và TTTA của các nhóm lợn lần lượt là 664,87g và 3,07kg; 710,56 g và 2,91 kg; 685,3 g và 2,83 kg. Hiện nay, nước ta đã đạt được một số tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, trong đó kỹ thuật lai kinh tế lợn là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã tiếp tục thu được kỹ thuật lai tạo tiên tiến của nước Anh dựa trên cơ sở các giống lợn có tiềm năng về năng suất sinh sản và khả năng cho thịt cao của các giống Pietrain, Duroc, là kết quả việc áp dụng các công thức lai giữa các giống trên đã tạo ra được các giống lợn thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt tương đối cao.

Đàn lợn thịt của nước ta hiện nay có khoảng 67% lợn lai kinh tế, trong đó đàn lợn nái ở miền Nam chiếm khoảng 65-70%, ở miền Bắc chỉ chiếm 30-35%. Do đó, cần phát triển nhanh đàn lợn nái ở miền Bắc về cả số lượng và chất lượng bằng cách khuyến khích nhân nhanh các mô hình chăn nuôi tiên tiến, các cơ sở giống của Trung ương và các tỉnh đảm bảo cung cấp đủ nhanh các giống bố mẹ để sản xuất lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại đạt năng suất và chất lượng tốt đồng thời có hiệu quả về kinh tế.

Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006), năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) khi phối với đực Pi và Du có số con đẻ ra/ổ tương ứng là 10,05 và 9,63 con; số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,39 và 9,13 con; khối lượng 60 ngày tuổi/con tương ứng là 19,72 và 19,70 kg.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại trang trại chăn nuôi lợn nái Hùng An – Việt Yên - Bắc Giang.

Quy mô chăn nuôi của trại gồm 1200 nái và 21 đực giống: lợn nái lai CP90, đực PiDu và Duroc được nhập từ Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam Việt Nam và được chọn lọc theo quy định của công ty cổ phần thức ăn chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)