Năng suất sinh sản của lợn nái CP90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 36 - 41)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái CP90

Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái CP90 được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nái CP90

N Mean ± SE Cv(%) Min Max Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 100 246,06 ± 1,65 7,35 144 327

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 100 361,03 ± 1,67 5,06 259 443

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 595 144,38 ± 0,08 1,36 134 153

Số con đẻ ra/ổ (con) 595 11,85 ± 0,08 17,29 4 18

Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) 595 11,27 ± 0,08 17,17 4 17

Số con để nuôi/ổ (con) 595 11,12 ± 0,08 16,88 4 16

Số con cai sữa/ổ (con) 595 10,65 ± 0,07 15,95 4 15

Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) 595 95,39 ± 0,28 7,10 54,55 100,00 Tỷ lệ sống khi cai sữa (%) 595 96,26 ± 0,31 7,76 7,69 100,00

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 595 18,15 ± 0,11 14,53 7 24

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 595 1,62 ± 0,00 3,87 1,38 1,89

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 595 65,33 ± 0,36 13,39 27 87

Khối lượng cai sữa/con (kg) 595 6,17 ± 0,01 4,96 5,33 7,30

Số ngày cai sữa (ngày) 595 22,91 ± 0,07 7,45 13 30

- Tuổi phối giống lần đầu:

Qua bảng 4.1 cho thấy, tuổi phối giống lần đầu của nái CP90 là 246,06 ngày với độ biến động Cv là 7,35%. Phùng Thị Vân và cs. (2000a) cho biết, tuổi phối giống lần đầu ở lợn lai F1(YxL) và F1(LxY) là 243,80 ngày và 259,00 ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006), tuổi phối giống lần đầu ở nái L, Y và F1(L x Y) lần lượt là 254,13; 248,52; 249,13 ngày. Kosovac et al., (1997) công bố tuổi phối giống lần đầu ở nái lai F1(L x Y) là 236,20 ngày. So với kết quả của Phan Xuân Hảo (2006), kết quả của chúng tôi sớm hơn, nhưng muộn hơn so với kết quả của Phùng Thị Vân và cs. (2000a) cũng như Kosovac et al., (1997).

- Tuổi đẻ lứa đầu:

Bảng 4.1 cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu của nái CP90 là 361,03 ngày với độ biến động Cv là 5,06%. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2000a), cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) lần lượt là 376,20 và 363,00 ngày. Theo nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001) tại Trung tâm gia súc Phú Lãm - Hà Tây, tuổi đẻ lứa đầu của nái L là 368,11 ngày và của nái Y là 395,88 ngày. So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi sớm hơn. Điều này cho thấy lợn nái ngoại lai có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn so với lợn nái ngoại thuần, góp phần kéo dài thời gian khai thác của con nái, tăng năng suất sinh sản trên một đời nái.

- Khoảng cách lứa đẻ:

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, khoảng cách lứa đẻ của nái CP90(L×Y) là 144,38 ngày với độ biến động Cv là 1,36%. Theo kết quả nghiên cứu của Kosovac et al., (1997), khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái F1(L×Y) là 154,60 ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi là sớm hơn, điều này được giải thích là do sự ảnh hưởng của thời gian cai sữa và thời gian phối giống có chửa trở lại sau cai sữa ngắn hơn.

Từ những kết quả trên cho thấy, năng suất sinh sản của lợn nái CP90(L×Y) phối với lợn đực Du và PiDu cho kết quả sinh sản cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng ở nước ta, các chỉ tiêu theo dõi về năng suất sinh sản đều đạt ở mức tương đối cao. Điều đó chứng tỏ con lai đã phát huy được ưu thế lai về các tính trạng năng suất sinh sản.

- Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ:

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ của nái CP90 tương ứng là 11,85 và 11,27 con, với độ biến động Cv tương ứng là 17,29 và 17,17%.

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), lợn nái F1(L×Y) phối giống với đực Du đạt số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ tương ứng là 11,05 và 10,76 con.

Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết, 3 lứa đẻ đầu của tổ hợp lai Du × F1(L×Y) có số con đẻ ra/ổ và số con còn sống/ổ lần lượt là 10,00 và 9,80 con.

Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, kết quả thu được của chúng tôi về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra còn sống/ổ là

cao hơn. Điều này cho thấy kỹ thuật, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang thai và kỹ thuật phối giống tại cơ sở chăn nuôi hiện nay là tương đối tốt.

- Số con để nuôi/ổ:

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1, số con để nuôi/ổ của nái CP90 là 11,12 con với độ biến động Cv là 16,88%. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2002), số con để nuôi/ổ của công thức lai Du  (LY) là 10,00 con/ổ. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cho biết số con để nuôi/ổ ở công thức lai Du 

(LY) đạt 9,63 con/ổ.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

- Số con cai sữa/ổ:

Qua bảng 4.1 cho thấy số con cai sữa/ổ của nái CP90 là 10,65 con, với độ biến động Cv là 15,95%. Theo Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999), nái lai F1(L×Y) có số con cai sữa/ổ là 8,50 - 8,80 con/ổ. Phùng Thị Vân và cs. (2000a) cho biết lợn nái (YxL) và (LxY) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), số con cai sữa/ổ của nái lai F1(L×Y) khi phối với đực Du và đực Pi lần lượt là: 9,13 con; 9,39 con/ổ. Theo Phan Xuân Hảo (2006), số con cai sữa/ổ của nái lai F1(L×Y) là 9,32 con/ổ. So sánh với kết quả trên cho thấy: kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sơ sinh, lợn con theo mẹ ở cơ sở chăn nuôi là hợp lý.

Các chỉ tiêu: số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái CP90 được biểu hiện trên hình 4.1.

- Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%):

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ sống sơ sinh của nái CP90(L×Y) là 95,39%. Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009), tỷ lệ sơ sinh sống trên tổ hợp lai PiDu  Y, PiDu  F1(L×Y), PiDu  L là 97,34; 98,09; 96,35%; theo Rosendo và cs. (2007), ở lợn French Lage White là 94,1%. Như vậy kết quả theo dõi này thấp hơn kết quả của các tác giả.

Hình 4.1. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:

Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến khả năng chăm sóc và điều kiện nuôi dưỡng, mức độ khéo léo nuôi con của lợn mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của nái CP90 là 96,26%. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2002), Lê Thanh Hải và cs. (2001). Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở tổ hợp lai Pi x (LxY) đạt 93,43, ở tổ hợp lai Du x (LxY) là 94,81%. So sánh chỉ tiêu này với kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả của chúng tôi đạt cao hơn.

- Khối lượng sơ sinh/ổ:

Khối lượng sơ sinh/ổ của nái CP90(L×Y) là 18,15 ± 0,11 với độ biến động là 14,53%. Như vậy, về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ trong theo dõi này là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) (khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai Du × F1(L×Y) 14,47 kg) nhưng lại thấp hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) (tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) khối lượng sơ sinh/ổ là 17,14 kg). Điều này có thể giải thích rằng điều kiện chăm sóc khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau.

- Khối lượng sơ sinh/con:

Kết quả bảng 4.1 cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình/con của nái CP90(L×Y) là 1,62± 0,11 với độ biến động Cv là 3,87%. Theo kết quả của Đặng Vũ Bình và cs. (2005), khối lượng sơ sinh/con ở lợn Y là 1,48 kg, lợn L là 1,5 kg, F1(L×Y) là 1,39 kg và F1(Y×L) là 1,57 kg. So với các kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao.

- Khối lượng cai sữa/ổ:

Qua theo dõi thấy khối lượng cai sữa trung bình/ổ của nái CP9(L×Y) là 65,33± 0,36 với độ biến động Cv là 13,39%. Phùng Thị Vân và cs. (2001) theo dõi trên 2 tổ hợp lai Du x F1(LxY) và Du x F1(YxL) cho biết khối lượng cai sữa/ổ ở 24 ngày tuổi tương ứng là 50,3 và 48,0 kg. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với lợn đực Du và Pi lần lượt là 67,65 và 69,94 kg. Vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2001), nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005).

18.15 65.33 0 10 20 30 40 50 60 70

Khối lựơng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Chỉ tiêu

K

g

Hình 4.2. Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa

- Khối lượng cai sữa/con:

Bảng 4.1 cho thấy khối lượng cai sữa trung bình/con của nái CP90(L×Y) là 6,17±0,01 với độ biến động Cv là 4,96%. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cho biết khối lượng cai sữa/con ở công thức lai Duroc x

(Landrace x Yorkshire) lúc 28 ngày đạt 7,39 kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cân lợn ở 22,69 ngày của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) lai với Duroc và PiDu đạt 5,76 và 5,79 kg/con. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết: khối lượng cai sữa/con của nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và L19 là 6,81 và 6,68kg. Như vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương.

Kết quả theo dõi khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của nái CP90 được thể hiện trên hình 4.2.

Để nâng cao được khối lượng cai sữa/con cũng như khối lượng cai sữa/ổ phải tập ăn cho lợn con sớm, đồng thời chăm sóc lợn mẹ tốt trong thời gian nuôi con để khả năng tiết sữa là cao nhất, hạn chế được tình trạng bệnh tật và tránh khủng hoảng cho lợn con khi cai sữa.

- Số ngày cai sữa (ngày):

Số ngày cai sữa của nái CP90(L×Y) là 22,91 ngày. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, qua đó làm tăng số lứa đẻ/năm/nái và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của nái CP90 phối với đực pidu và duroc nuôi tại trang trại chăn nuôi hùng an việt yên bắc giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)