D. Công cụ đánh giá cho hoạt động vận dụng.
E. Công cụ kiểm tra, đánh giá tổng kết 4 Thực nghiệm sư phạm
4. Thực nghiệm sư phạm
4.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, cụ thể:
- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng một số công cụ KTĐG trong dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào- Sinh 10 THPT.
- Xử lí, phân tích kết quả bài kiểm tra để ĐG khả năng ghi nhớ, tái hiện và vận dụng kiến thức của HS. Đồng thời, nhận xét sự tiến bộ của HS khi sử dụng các công cụ KTĐG trong chủ đề. Từ đó, đưa ra những kết luận về tính khả thi của đề tài trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh 10.
4.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm
4.2.1. Nội dung thực nghiệm
Đối tượng của TNSP là HS lớp 10 trường THPT Tương Dương I
4.2.2. Thời gian tổ chức thực nghiệm
Tổ chức TNSP năm học 2020- 2021 và 2021- 2022
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.3.1. Phương pháp điều tra
Phát phiếu thăm dò GV về các công cụ KTĐG mà tác giả đã xây dựng, xin ý kiến GV môn Sinh về tiến trình dạy học trong chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào ” đã biên soạn.
4.3.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy thực nghiệm trên lớp của 2 nhóm TN và ĐC nhằm mục đích thu thập thông tin, xử lí số liệu về kết quả học tập và sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy các tiết TNSP.
4.3.3. Phương pháp thống kê Toán học
Tiến hành kiểm tra 2 nhóm ĐC và TN theo các nội dung TNSP. Sau đó, sử dụng các phương pháp thống kê Toán học để xử lí các số liệu từ các bài
44 kiểm tra, trong các phiếu báo cáo, phiếu trả lời câu hỏi và trong các bài báo kiểm tra, trong các phiếu báo cáo, phiếu trả lời câu hỏi và trong các bài báo cáo. Từ đó, so sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để đưa ra kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
4.4. Nội dung thực nghiệm
4.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm
Để triển khai TNSP, chuẩn bị tài liệu sau:
- Giáo án đã được thiết kế với bộ công cụ KTĐG
- Các phiếu trả lời, báo cáo nhóm và các bài kiểm tra sau TNSP.
4.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy đồng thời với 2 nhóm TN và ĐC với 4 tiết:
Ở đây, nhóm TN dạy theo các giáo án đã soạn trong chương 2, nhóm ĐC dạy theo giáo án cũ do GV dạy TNSP tự soạn và giảng theo phương pháp truyền thống.
4.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm
Để tiến hành chọn mẫu TN chúng tôi đã sử dụng kết quả điểm khảo sát đầu năm lớp 10 của HS để làm căn cứ, chọn được nhóm TN và nhóm ĐC có chất lượng học tập tương đương nhau ở trường THPT Tương Dương 1
Phân tích kết quả học tập của 2 nhóm TNSP, thu được kết quả sau: - Năm học 2021 - 2022: Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) Lớp 10A (tổng số 33 HS) Lớp 10G (tổng số 34 HS) Lớp 10E (tổng số 39 HS) Lớp 10K (tổng số 35 HS) Lớp 10H (tổng số 36 HS) Lớp 10B (tổng số 35 HS) Lớp 10D ( tổng số 36 HS) Lớp 10L (tổng số 30 HS) Tổng: 141 HS Tổng: 137 HS
Bảng 1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra
Nhóm Tổng HS Điểm khoảng Xi [0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10] TN 141 0 0 0 0 0 6 45 60 19 11 ĐC 137 0 0 0 0 6 16 60 45 10 0
45
Biểu đồ 1. Biểu đồ thống kê các điểm số (Xi) của hai nhóm
Bảng 2. Bảng phân phối tần suất
Nhóm Tổng HS Số % HS đạt điểm khoảng Xi [0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10] TN 141 0 0 0 0 0 4,3 31,9 42,5 13,5 7,8 ĐC 137 0 0 0 0 4,4 11,7 43,8 32,8 7,3 0
46
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Nhóm Tổng HS Số % HS đạt điểm Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 141 0 0 0 0 4,3 36,2 78,7 92,2 100,0 100,0 ĐC 137 0 0 0 4,4 16,1 59,9 92,7 100,0 100,0 100,0
Biểu đồ 3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm
Bảng 4. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm Tổng số HS Số % HS Kém Yếu TB Khá Giỏi, XS TN 141 0 0 14,2 64,5 21,3 ĐC 137 0 4,4 33,6 55,5 6,5
47
Các tham số cụ thể
- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:
n X n X k i i i 1 i
n là tần số ứng với điểm số Xi, n là số HS tham gia các bài kiểm tra.
- Phương sai: 1 1 2 2 n X X n S k i i i
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo
công thức: 1 1 2 n X X n S k i i i , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: 100% X S
V cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.
- Sai số tiêu chuẩn:
n S m Bảng 5. Bảng tổng hợp các tham số Nhóm Tổng số HS X 2 S S V% m X X m TN 141 7,387 0,930 0,964 0,131 0,007 7,387 ± 0,007 ĐC 137 6,770 0,846 0,920 0,136 0,007 6,770 ± 0,007
Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng và đồ thị, tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.
- Tỷ lệ HS đạt loại TB của nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỷ lệ HS đạt khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
- Đường tích lũy ứng với nhóm TN, nằm phía dưới, bên phải đường tích lũy ứng với nhóm ĐC.
- Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC.
48
PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận
1.1. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, chúng tôi đã làm được những vấn đề sau:
Trình bày tóm tắt nội dung lí luận và thực trạng về việc thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học.
Đã thiết kế được bộ công cụ kiểm tra đánh giá, các tiêu chí đánh giá khi dạy chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT” theo định hướng phát triển năng lực.
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá được kết quả thực nghiệm của đề tài. Qua nhiều năm giảng dạy Sinh học ở Trường THPT Tương Dương 1 chúng tôi đã áp dụng thành công phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Muốn chất lượng dạy học nâng cao thì phương pháp kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng. Bởi nó có mối quan hệ gắn bó giữa quá trình dạy học, đánh giá đúng thì học sinh mới có động lực học tập tốt hơn. Đánh giá không chỉ qua bài kiểm tra, bài thi mà đánh giá cả quá trình học tập của học sinh, đánh giá được năng lực của học sinh trước đây và hiện tại...
1.2. Hạn chế của đề tài
Chưa thiết kế được nhiều công cụ kiểm tra đánh giá để sử dụng trong tất cả chương trình mà mới chỉ dừng lại ở phần: Thành phần hóa học của tế bào – Sinh học 10 THPT.
1.3. Khó khăn của đề tài
Thời gian thực nghiệm có nhưng phân phối chương trình không cho phép, không thể thực hiện giảng dạy ở nhiều lớp mà chỉ thực hiện trên một số lượng cho phép để có thể bước đầu đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài.