II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
2. Đóng dấu văn bản đi (gồm dấu cơ quan và các loại dấu khác)
Các cơ quan được sử dụng con dấu nhằm khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch giữa các cơ qua, các tổ chức và công dân.
Dấu của cơ quan chỉ được phép đóng vào các văn bản đã có chữ ký hợp lệ của người có thẩm quyền. Tuyệt đối khơng được đóng dấu vào giấy trắng (đóng dấu khống).
Dấu đóng vào văn bản phải rõ ràng, đúng mầu mực dấu theo quy định chung của Nhà nước. Dấu được đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Việc đóng dấu lên phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.
Việc đóng dấu giáp lai, dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
- Việc đóng dấu chỉ mức độ khẩn (“Hỏa tốc”) (kể cả “Hỏa tốc” hẹn giờ), “Thượng khẩn” và “Khẩn”) trên văn bản được thực hiện theo quy định khoản 10 Mục của Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành;
Vị trí đóng dấu độ “Khẩn”, dấu độ “Mật” và dấu “Tài liệu thu hồi” trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành.