TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1 Hoạt động khởi động (Khám phá)

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo kết hợp sơ đồ tư DUY vào dạy bài “các QUỐC GIA cổ đại TRÊN đất nước VIỆT NAM” LỊCH sử 10 (Trang 30 - 33)

1. Hoạt động khởi động (Khám phá)

* MC đã được chọn lên điều khiển trò chơi “ Nhìn hình đoán chữ”. Bước 1: MC công bố thể lệ và cách chơi:

+ MC sẽ chia lớp thành 3 đội chơi, các thành viên mỗi đội quan sát trên màn hình.

+ Trên màn hình sẽ lần lượt hiện ra các hình ảnh, các đội quan sát để đoán từ khóa.

+ Đội nào phất cờ (giơ tay) trước được quyền trả lời, nếu trả lời sai sẽ nhường cho đội bạn và mất quyền trả lời.

+ Kết thúc trò chơi đội nào trả lời đúng, nhiều từ khóa nhất sẽ được nhận quà.

Bước 2: MC trình chiếu lần lượt các chùm hình ảnh (Phụ lục 3) và tổ chức chơi.

31 * Sau khi trò chơi kết thúc, MC dẫn dắt cả lớp đi vào bài mới với lời giới * Sau khi trò chơi kết thúc, MC dẫn dắt cả lớp đi vào bài mới với lời giới thiệu ngắn gọn nội dung chính của bài học (kết hợp chiếu Lược đồ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam)

*MC giới thiệu 3 nhóm và 3 nhóm ra mắt bằng hoạt động trải nghiệm nhập vai: cách chào hỏi của người Việt, người Chăm và người Môn cổ hoặc người Nam Đảo.

2. Hoạt động cung cấp kiến thức mới (Kết nối). Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

- Bước 1: MC nhắc lại nhiệm vụ GV giao cho 3 nhóm ở tiết học trước. Tiếp đó, MC mời đại diện nhóm 1 trình bày.

- Bước 2: Nhóm 1 trải nghiệm làm hướng dẫn viên giới thiệu về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, kết hợp các hoạt động trải nghiệm (giới thiệu về mô hình thành Cổ Loa, Nỏ, đời sống vật chất của người Việt cổ và trình diễn nghệ thuật trang phục của người Việt cổ) và cử đại diện trình bày về quốc gia này bằng SĐTD 5W1H trên PowerPoint hoặc giấy A0 treo lên bảng. (Phụ lục 5).

- Bước 3: Nhóm 1 tương tác với nhóm 2, 3 về nguồn gốc của người Việt cổ (có thể thách đố nhóm bạn trải nghiệm hoạt động kể chuyện về “Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên (Sự tích trăm trứng nở trăm con); về thành cổ loa (có thể thách đố nhóm bạn trải nghiệm hoạt động kể chuyện về “Truyền thuyết An Dương xây thành cổ Loa.

- Bước 4: MC kết nối tương tác giữa 3 nhóm

- Bước 5: Nhóm 2, 3 nhận xét, góp ý đặt câu hỏi để nhóm 1 tiếp thu và trả lời.

- Bước 6: MC tuyên bố nhóm 1 trình bày xong và mời GV nhận xét, đánh giá.

- Bước 7: GV nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng SĐTD chuẩn bị sẵn (Phụ lục 4); Đồng thời GV đặt thêm câu hỏi: Em có nhận xét gì về quốc gia Văn Lang-Âu Lạc? cảm nhận của em khi tìm hiểu về quốc gia này? Điều đó có ý nghĩa gì cho bản thân em sau này? (Dụng ý phát triển kĩ năng và hướng nghiệp cho các em HS).

Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc gia cổ Cham-pa

- Bước 1: MC dẫn lời chuyển tiếp sang mục 2 và mời đại diện nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị của nhóm.

- Bước 2: Đại diện nhóm 2 cử 1 bạn trải nghiệm làm hướng dẫn viên giới thiệu về quốc gia cổ Cham-pa kết hợp với các hoạt động trải nghiệm (giới thiệu mô hình máy quay Sợi, trình diễn nghệ thuật đặc sắc điệu múa truyền thống Chim công) và cử đại diện trình bày về vương quốc này bằng sơ đồ 5W1H (Phụ lục 5)

- Bước 3: Nhóm 2 tương tác với nhóm 1,3 về Khu di tích thánh địa Mĩ Sơn (yêu cầu nhóm bạn nhận xét về công trình kiến trúc này); về nguồn gốc của dân tộc Chăm và các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam (có thể thách đố nhóm bạn trải nghiệm hoạt động kể chuyện về “Sự tích quả bầu mẹ); về tín ngưỡng nguồn

32 gốc thờ bò thần Kapin của người Chăm ngày nay (có thể thách đố nhóm bạn trải gốc thờ bò thần Kapin của người Chăm ngày nay (có thể thách đố nhóm bạn trải nghiệm hoạt động kể chuyện về “Sự tích con bò thần Kapin).

- Bước 4: MC kết nối tương tác giữa 3 nhóm

- Bước 5: Nhóm 1,3 nhận xét, góp ý đặt câu hỏi để nhóm 2 trả lời.

- Bước 6: Nhóm 2 trải nghiệm bằng việc trình diễn nghệ thuật điệu múa Khăn truyền thống để kết thúc phần trình bày của nhóm. (Phụ lục 5)

- Bước 7: MC tuyên bố nhóm 2 trình bày xong, mời GV nhận xét, đánh giá.

- Bước 8 : GV nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng SĐTD chuẩn bị sẵn (Phụ lục 4); Đồng thời GV đặt thêm câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi tìm hiểu về quốc gia cổ Cham-pa? Điều đó có ý nghĩa gì cho bản thân em sau này? (Dụng ý phát triển kĩ năng và hướng nghiệp cho các em HS).

Hoạt động 3: Tìm hiểu Quốc gia cổ Phù Nam

- Bước 1: MC dẫn lời chuyển tiếp sang mục 3 và mời đại diện nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị của nhóm.

- Bước 2: Đại diện nhóm 3 cử 1 bạn trải nghiệm làm hướng dẫn viên giới thiệu về Quốc gia cổ Phù Nam, kết hợp với hoạt động trải nghiệm (trình bày mô hình nhà Sàn, trình diễn điệu Hò Nam Bộ) và cử đại diện trình bày về vương quốc này bằng sơ đồ 5W1H (Phụ lục 5)

- Bước 3: Nhóm 3 tương tác với nhóm 1 và 2 về tên gọi của quốc gia cổ Phù Nam (có thể thách đố nhóm bạn trải nghiệm hoạt động kể chuyện về “ Truyền thuyết dòng họ Cau - Dừa” hoặc Truyền thuyết sự ra đời của quốc gia Phù Nam)

- Bước 4 : MC kết nối tương tác giữa 3 nhóm

- Bước 5 : Nhóm 1, 2 nhận xét, góp ý đặt câu hỏi để nhóm 3 trả lời.

- Bước 6: MC tuyên bố nhóm 3 trình bày xong, mời GV nhận xét, đánh giá.

- Bước 7: GV nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng SĐTD 5W1H đã chuẩn bị sẵn

(Phụ lục 4) và đặt thêm câu hỏi: Em hãy rút ra những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Cham – pa và cư dân Phù Nam? Em có trách nhiệm gì để giữ gìn và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

3. Hoạt động Luyện tập

- Bước 1:GV trình chiếu lại cả 3 SĐTD về Các quốc gia trên đất nước Việt Nam yêu cầu 3 học sinh đọc nội dung sơ đồ để củng cố bài học.

- Bước 2: GV đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm và khả năng của MC.

- Cuối cùng: GV mở 1 đoạn nhạc bài hát “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cả lớp cùng nắm tay nhau nhảy múa để trải nghiệm hoạt động này và kết thúc tiết học.

4. Hoạt động Vận dụng

- Bước 1: GV yêu cầu HS cả lớp về nhà làm bài tập sau:

1. Viết một bài luận ngắn về cảm nhận của em sau khi học xong bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

33

- Bước 2: HS sau khi làm xong sẽ nạp sản phẩm của mình trên hệ thống Padlets

5. Hoạt động Tìm tòi mở rộng

- Bước 1: GV yêu cầu HS cả lớp về nhà tiếp tục hoạt động trải nghiệm bằng vẽ tranh về đất nước, con người, văn hóa đặc sắc của Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

- Bước 2: HS sau khi làm xong sẽ nạp sản phẩm và trưng bày trong lớp học vào tiết học tiếp theo.

5.4.2. Bài kiểm tra thực nghiệm đánh giá kĩ năng sống

Nội dung đánh giá: Kĩ năng sống mà chúng tôi lựa chọn đánh giá qua bài 14. “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam ” sau khi thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp sử dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và SĐTD cho HS là: Kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng và kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

* Đánh giá kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng. - Công cụ đánh giá: Bộ công cụ “Bài thuyết trình”

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo kết hợp sơ đồ tư DUY vào dạy bài “các QUỐC GIA cổ đại TRÊN đất nước VIỆT NAM” LỊCH sử 10 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)