Bài học kinh nghiệm rút ra khi tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo kết hợp sơ đồ tư DUY vào dạy bài “các QUỐC GIA cổ đại TRÊN đất nước VIỆT NAM” LỊCH sử 10 (Trang 39 - 41)

- Cách thực hiện:

6. Bài học kinh nghiệm rút ra khi tiến hành thực nghiệm

Qua quá trình điều tra và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra một số bài học sau

6.1. Về phía giáo viên

- Dạy học kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo với sơ đồ tư duy là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả GV phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng với yêu cầu mới của giáo dục nước ta hiện nay.

- Việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp với sơ đồ tư duy và áp dụng trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá đã thực sự mang lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của giáo dục nếu thực hiện đúng các bước sau:

+ Quy trình thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động

Bước 5: Lập kế hoạch

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

+ Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học gồm các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm, mục đích hoạt động. Bước 2: Phổ biến nhiệm vụ trải nghiệm cho học sinh.

Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bước 4: Đánh giá hoạt động.

40 Tổ chức các HĐTNST vào bài học lịch sử luôn đem lại tác dụng to lớn cho Tổ chức các HĐTNST vào bài học lịch sử luôn đem lại tác dụng to lớn cho HS, song GV cần sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác để đảm bảo chuẫn kiến thức, kỹ năng, điển hình là kết hợp kỹ thuật dạy học SĐTD. + Quy trình để tạo nên một Sơ đồ tư duy:

Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang các bên. Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC.

Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v...

Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng.

Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt.

Việc kết hợp cùng lúc các phương pháp tổ chức HĐTNST và kĩ thuật dạy học SĐTD vào bài học chính khóa sẽ tạo nên sự hứng thú rất lớn từ phía HS, bởi những hạn chế của phương pháp HĐTNST sẽ được bổ trợ từ kĩ thuật dạy học của SĐTD và ngược lại. Qua đó tiết dạy và học sẽ đảm bảo được cả hai yếu tố, đó là: chuẩn kiến thức và kĩ năng.

6.2.Về phía học sinh

Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp với sơ đồ tư duy và áp dụng trong quá trình dạy học hoặc tổ chức hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập, chủ động chuẩn bị và tìm hiểu nội dung bài học.

- Việc áp dụng hình thức dạy học này đã tạo cho học sinh tâm thế không sợ học, sợ kiểm tra, không tìm cách đối phó bằng những biểu hiện gian lận.

- Hình thức dạy học này khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của các HS, phát hiện và phát huy các năng lực vốn có của học sinh, tránh được việc học vẹt, học tủ...tập trung rèn luyện các kĩ năng cho các em nhất là kĩ năng hợp tác để giải quyết nhiệm vụ chung, kĩ năng tích hợp các vấn đề trong cuộc sống, kĩ năng sáng tạo. Góp phần tạo sự hứng thú, đam mê, sáng tạo của HS đối với bộ môn Lịch sử. - Từ kiến thức, kĩ năng được học HS rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân để phục vụ cuộc sống sau này.

41

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 1. Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu gần hai năm từ tháng 9-2020 đến tháng 3- 2022 (Phụ lục 6) và thực nghiệm đề tài vào giảng dạy ở trường chúng tôi, chúng tôi nhận thấy bước đầu đã thu nhận được những tín hiệu khả quan. Đề tài đã có tác dụng rất lớn đối với nhóm bộ môn Lịch sử. Nó giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi khá nhiều trong các thao tác lên lớp khi áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới.

Đề tài được ứng dụng không chỉ tạo nên một luồng sinh khí mới trong GV mà quan trọng hơn là nó góp phần thay đổi nhận thức trong HS. Các em bước đầu hình thành lối tư duy lôgic hơn, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc hơn, có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu và chủ động hoàn toàn trong việc chiếm lĩnh tri thức thông qua sự hỗ trợ của GV. Do vậy việc vận dụng các HĐTNST và kĩ thuật SĐTD vào các bài học Lịch sử không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho HS mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và bài “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” nói riêng. Không chỉ vậy, đề tài này sẽ góp phần gợi mở, định hướng phương pháp cho nhiều bài học lịch sử khác ở trường THPT hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm sư phạm, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo kết hợp sơ đồ tư DUY vào dạy bài “các QUỐC GIA cổ đại TRÊN đất nước VIỆT NAM” LỊCH sử 10 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)