26c Ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh covid 19 tại trường THPT tây hiếu (TX thái hòa) (Trang 26 - 28)

c. Ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến

Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, với phương châm "dừng đến trường, không dừng học", nhà trường đã triển khai việc dạy học, họp trực tuyến trên nền tảng LMS của VNPT, Google Meet... Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy được giáo viên tích cực hưởng ứng. Mỗi lớp học trực tiếp đều có một phòng học Online đi kèm.

Tuy ban đầu còn khó khăn như việc tiếp cận phần mềm, điều kiện trang thiết bị của thầy và trò còn hạn chế, học sinh của hai trường Cờ Đỏ và Tây Hiếu đa phần là con em của vùng kinh tế thấp, hạ tầng các mạng viễn thông còn yếu, máy tính, điện thoại thông minh không phải em nào cũng có, nhiều em phải học nhờ nhà bạn, đi đến những nơi có sóng viễn thông để học...Xong, bằng nỗ lực, quyết tâm của thầy và trò đã từng bước khắc phục những kho khăn trước mắt để bước vào năm học.

(Hình 3.12)

* Đặc biệt, trong thời gian đầu năm học 2021-2022, một số lớn học sinh gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa trong hè, do dịch không về học tập được trực tiếp tại trường. Ban giám hiệu 3 trường THPT Tây Hiếu, Cờ Đỏ, Đông Hiếu đã phối hợp với nhau để xây dựng 3 phòng học cho 3 khối (mỗi trường phụ trách một khối) vừa tiết kiệm được nhân lực, vừa đảm bảo cho học sinh được học tập liên tục. Giáo viên phụ trách và giáo viên bộ môn được lấy trên tinh thần xung phong, có tinh thần trách nhiệm với học trò giảng dạy.

27

Bảng 3.2. Tình hình học sinh mắc kẹt đầu năm học 2021-2022

Trường THPT Số học sinh mắc kẹt (cả 3 khối) Khối học do trường phụ trách giảng dạy Giáo viên phụ trách (chủ nhiệm)

Đông Hiếu 7 Khối 10 Lê Thị Lý (Đông Hiếu)

Tây Hiếu 24 Khố 11 Nguyễn Văn Ngọc (Tây Hiếu)

Cờ Đỏ 8 Khối 12 Võ Văn Thanh (Cờ Đỏ)

Trong đợt Thanh tra hành chính tại trường THPT Tây Hiếu nội dung này được đoàn Thanh tra Sở (Cô Nguyễn Thị Thu Hà - Chánh Thanh tra Sở) đánh giá rất cao sự hợp tác của các nhà trường trong việc giải quyết tình trạng học sinh mắc kẹt tại các vùng dịch.

d. Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá; chấm thi trắc nghiệm

Việc kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện theo Thông tư 26/2020/TT- BGDĐT, ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tao.

Để có cơ sở cho BGH kiểm tra tiến độ dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, nhà trường đã xây dựng khung "Tiến độ kiểm tra đánh giá" để các tổ/nhóm lên kế hoạch và thực hiện trong toàn thể giáo viên theo từng bộ môn (theo bảng 3.1 ở trên).

Qua khung này, BGH sẽ biết được đến tuần nào, môn học nào đã phải có từng nào con điểm, nếu kiểm tra mà chưa đảm bảo thì kết luận GV không thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

Việc xây dựng đề thi, chấm thi trắc nghiệm:

Hiện nay có rất nhiều phần mềm (có phí và không phí) rất tiện lợi cho giáo viên làm đề thi trắc nghiệm. Để khích lệ CB, GV ứng dụng các tiện ích của CNTT, BGH đã tổ chức các cuộc thi về ứng dụng các phần mềm trong thi - kiểm tra, đánh giá VD: Thi ứng dụng phần mềm đảo đề thi trắc nghiệm AP-Test, đây là phần mềm rất tiện ích, được Sở GD&ĐT Nghệ An đặt hàng, tập huấn và triển khai trong toàn Sở), Hay sử dụng tiện ích trên LMS về thi trực tuyến... được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh covid 19 tại trường THPT tây hiếu (TX thái hòa) (Trang 26 - 28)