giáo viên
3.5.1. Mục đích của biện pháp
Nghệ thuật quản lý chính là sự dung hòa giữa 2 yếu tố: Mong muốn của BGH với thái độ làm việc một cách tự nguyện, hiệu quả nhiệm vụ được giao của cán bộ, giáo viên. Nhà quản lý giỏi là người có khả năng tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo, tinh tế, có thể thực thi mọi kế hoạch quản trị và đem lại hiệu quả tích cực cho nhà trường.
3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Giao tiếp
Hiệu quả làm việc của tổ chuyên môn/giáo viên sẽ được nâng lên khi được sinh hoạt trong một môi trường giao tiếp nội bộ lành mạnh. Nó đòi hỏi sự kết hợp toàn diện các yếu tố như: sự chỉ đạo rõ ràng, nhìn nhận đúng đắn, cho tới những câu hỏi thể hiện sự quan tâm sao sát tới cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn tới CB, GV và những nỗ lực của họ.
- Kheo léo trong đưa ra ý kiến của mình khi giáo viên đề đạt, tâm sự: CBQL là "kho" chứa tâm sự của giáo viên, có thể ý kiến đó xuất phát từ chân thành, có thể xuất phát từ đố kị, bất hòa...nếu không khéo léo sẽ buột miệng nói ra quan điểm thuận với người này, trái với người kia, tạo cái cớ cho giáo viên bám víu, gây mất đoàn kết về sau.
- Khen ngợi chân thành đối với CB, GV: "Tôi thấy anh điều hành cuộc họp tổ hôm nay rất rõ ràng, đảm bảo thông tin...", "Tôi thấy thầy/cô rất có phương pháp trong giáo dục học sinh cá biệt...nên phát huy nhé".
- Tạo cơ hội cho CB, GV thể hiện và được thấy ý kiến của mình được nhìn nhận.
- Biết lắng nghe và đồng cảm: Sự lắng nghe và đồng cảm nhằm xoa dụi mọi áp lực trong công việc của CB, GV đang gặp phải hàng ngày, giúp nhà quản lý đánh