giá các phản ứng cảm xúc của người khác đối với một vấn đề liên quan đến công việc một cách khách quan hơn, để từ đó có cách giải quyết nhạy bén hơn.
b. Gắn kết CB, GV với mục tiêu chung của nhà trường
- Đây là cách tốt nhất để mọi thành viên trong nhà trường làm việc hiệu quả. Để có thể làm điều này, chúng ta cần dành thời gian trao đổi với tổ trưởng chuyên môn/giáo viên về khả năng và mục tiêu của nhà trường, để từ đó đưa ra mục tiêu chung phù hợp.
- Biết chịu trách nhiệm: "Chịu trách nhiệm" được xem là một văn hóa làm việc và là kỹ năng cần có của người quản lý nói riêng và của tập thể nhà trường nói chung, đặc biệt là người lãnh đạo quản lý cần thể hiện việc chịu trách nhiệm như: Trách nhiệm về tầm nhìn chiến lược, trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định...khi minh giám chịu trách nhiệm, giám nghĩ, giám làm thì sẽ tạo cho anh em đồng nghiệp cũng có tâm thế làm việc như vậy, tạo nên một môi trường làm việc năng động , khí thế. Ngược lại, nếu làm gì cũng sợ, thất bại không giám nhận...thì môi trường lầm việc ấy sẽ là lực cản cho phát triển.
c. Khen - chê khéo léo
Muốn được cấp dưới tin tưởng và nghe theo, chúng ta cần phải đặt đức tính công bằng và ngay thẳng lên hàng đầu, đặc biệt là chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho nhà trường, hãy tuyên dương họ và có hình thức khen thưởng xứng đáng (có thể người đó luôn đối lập với mình từ trước tới nay. Là một người quản lý, chúng ta càng phải nên khen, có những hành động chứng minh chúng ta làm việc vì tập thể. Có như vậy mới cảm hóa được họ, dần dần họ thấy việc mình lãnh đạo, chỉ đạo là đúng...). Đối với những nhân yếu kém, chúng ta cũng phải đưa ra hình thức kỷ luật thấu đáo.
* Việc khen
Phải thường xuyên "xuất khẩu" những lời khen, vì "chi phí" rất thấp mà hiệu quả thì rất tuyệt với, một lời khen trước tập thể sẽ là động lực to lớn cho CB, GV, NV, thôi thúc họ làm việc và cống hiến hết minh. Đặc biệt phải làm sao để khen người này còn khích lệ được người kia, khen tổ này để "khích tướng" tổ khác nữa thì đó mới là cái tài của lãnh đạo.
VD: Khen "Tổ Toán - Tin năm nay đạt được thành tích rất tốt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh, tuy tình hình dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn, xong thầy và trò đã có những cố gắng vượt bậc, BGH chúng tôi hết sức ghi nhận và biểu dương. Thiết nghĩ các tổ còn lại chỉ cần gắng thêm tí nữa thì trường chúng ta sẽ thành công mĩ mãn..."
37
* Việc chê
Khen đúng đã khó, nhưng chê làm sao để CB, GV nể phục và nguyện thay đổi để tiến bộ thì là cả một vấn đề trong nghệ thuật của lãnh đạo.
Xuất phát từ mỗi quan hệ đồng nghiệp, độ tuổi, giới tính, các mỗi quan hệ xã hội...nên việc chê của người quản lý không khéo sẽ làm cho sự việc thêm phức tạp, thâm chí mâu thuẫn sâu sắc hơn, công việc đình trệ hơn, có những cái chê vùi dập, làm cho giáo viên trở nên bất mãn.
Do đó, người quản lý cần khéo léo trong việc chê, phê bình hay xử lý kỷ luật. Nếu Tổ chuyên môn, giáo viên làm việc chưa tốt thì cần nắm bắt thông tin, tìm hiểu nguyên nhân để tác động từ từ; quyết liệt nhưng không căng thẳng, ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, không lấy cái sai cá biệt, bột phát để quy chụp bản chất; không đưa vấn đề cá nhân có thể giải quyết trong phạm vi hẹp ra trước tập thể, không chê bai, so sánh...
d. Tạo động lực làm việc
Để có động lực làm việc cho CB, GV, người quản lý cần lưu ý:
- Giao nhiệm vụ gắn với thi đua, khen thưởng: Chỉ khi người CB, GV cảm thấy cố gắng của mình được đền đáp bằng sự ghi nhận của mọi người, được khen thưởng đúng mức thì mới ra sức cống hiến nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể. Nếu sau quá trình giao nhiệm vụ của BGH mà không có tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng (hay chỉ là khen ngợi) kịp thời thì dần dần động lực làm việc của giáo viên sẽ không còn nữa.
- Động viên những kết quả đạt được dù rất khiêm tốn: Thành công lớn hay nhỏ của mỗi người đều là nỗ lực của cá nhân. Vậy nên BGH cần biết khích lệ, động viên anh em bằng những sự ghi nhận thành tích dù là nhỏ nhất, để họ thấy kết quả của sự nỗ lực bản thân, sẽ tự tin hơn ở những công việc khó hơn, cao hơn.
- Trao quyền cho CB, GV: Trao quyền nghĩa là cho phép CB, GV tham gia vào quá trình quản lý, ra quyết định, chịu trách nhiệm, chia sẻ thông tin và lắng nghe ý kiến của họ. Cách thức trao quyền này sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cho lãnh đạo, đồng thời cũng sẽ là cơ hội để cấp dưới thể hiện khả năng, trau dồi thêm kiến thức và phát triển kỹ năng.
3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sự linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu
- Những kinh nghiệm trong tác động tâm lý đến chủ thể là người lao động. - Biết kiềm chế cảm xúc, hạn chế những biểu hiện như nóng nảy, quát tháo,