viên. 73.2 26.8 0
Qua bảng 4.1, chúng tôi thấy rằng:
- Về mức độ cần thiết: 5 biện pháp có xấp xỉ 100% các đối tượng khảo sát đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, chỉ có 1/41 (chiếm 2.4%) ý kiến cho rằng biện pháp
"Quản lý tổ chuyên môn qua phong trào thi đua" là không cần thiết. Qua đó cho thấy vẫn còn số ít TTCM chưa thật sự hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của phong trào thi đua tác động như thế nào đến công tác quản lý tổ chuyên môn. Vậy nên, CBQL càng cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên tuyền để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua trong các nhà trường, bởi thi đua sẽ làm cho mọi người phần đấu không ngừng, từ đó chất lượng hoạt động tổ chuyên môn cũng được nâng lên.
- Về mức độ khả thi: Có 56.1% ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính rất khả thi và 43.9% cho rằng khả thi. Như vậy, 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đáp ứng các yêu cầu triển khai công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn. Nếu tiến hành đồng bộ, hiệu quả các biện pháp trên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy triển khai hiệu quả công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương nói chung và của các nhà trường nói riêng.
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn, các trường THPT TX Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đề xuất, mỗi biện pháp đều có vai trò nhất định, tác động đến từng mảng khác nhau của quá trình này. Không thể thực hiện riêng lẻ từng biện pháp mà phải thực hiện kết hợp chặt chẽ để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp đó.
40