KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh covid 19 tại trường THPT tây hiếu (TX thái hòa) (Trang 40 - 41)

1. Kết luận

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các Phó Hiệu trưởng; tổ chuyên môn là nơi để GV trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, những kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, tổ chuyên môn còn nhiệu vụ quản lý hành chính, là tổ chức đơn vị quan tâm, chăm lo đến đời sống GV, đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đồng nghiệp…Do vậy, công tác quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động quản lý tổ chuyên môn trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn như đã phân tích, chúng tôi đã đề xuất được 5 biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường THPT, qua đó góp tiếng nói trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành tổ chuyên môn được diễn ra một cách hiệu quả, tối ưu nhất.

Với kết quả khảo sát từ CBQL, GV các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn cho thấy các biện pháp đề xuất là phù hợp, có tính khả thi, qua đó cho phép bước đầu khẳng định mục đích đề tài đã đạt được, giả thuyết khoa học đã được chứng minh.

Nhiều năm qua, với đội ngũ CBQL trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết tại hai trường THPT Cờ Đỏ và Tây Hiếu chúng tôi đã tạo dựng được một phong trào thi đua sôi nổi; cán bộ, giáo viên say sưa chuyên môn, chăm lo dạy dỗ, bồi dưỡng học sinh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hai trường dù còn rất khó khăn nhưng đã xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia, thương hiệu, vị thế nhà trường dần được khẳng định trong lòng PHHS, nhân dân và cán bộ lãnh đạo địa phương, môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, CB,GV đoàn kết, thân ái !.

2. Kiến nghị

- Thực hiện chủ trương tinh giản bộ máy, mấy năm gần đây các trường đã sáp nhập các tổ chuyên môn (còn 4 tổ) ghép cơ học với nhau. Việc này gây khó khăn cho các nhà trường, khó khăn cho việc sinh hoạt chuyên môn sâu (thực tế khi sinh hoạt chuyên môn rồi cũng lại phải tách ra) do vậy chúng tôi đề nghị nên trả lại dạng tổ chuyên môn như trước đây, hoặc cơ cấu lại tổ chuyên môn sát với môn học hơn.

- Có thêm các hội nghị tập huấn, đặc biệt là TTCM trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018, bởi hiện nay việc này nhận thấy nhiều cán bộ đang lơ mơ, chưa rõ nhiệm vụ, cách thức triển khai…chuẩn bị cho năm học 2022-2023 tới.

41 - CBQL là người luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cho đơn vị, những cách - CBQL là người luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cho đơn vị, những cách làm hay, hiệu quả trong quản lý nhà trường cơ bản cũng xuất phát từ CBQL. Nay quy chế thi đua (đặc biệt là điều kiện công nhận CSTĐ) thay đổi, bắt buộc có SKKN mới được xét. Thực tế CBQL trong các nhà trường công việc rất nặng nề, kinh nghiệm thực tiễn thì có, xong thời gian để xây dựng kế hoạch, viết một đề tài SKKN rất khó khăn vậy nên nhiều đồng chí rất nhiều năm nay không được xét danh hiệu gì, dù có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đơn vị, thiết nghĩ nên có cơ chế động viên đối với CBQL để "có tên trong danh sách dự xét của các nhà trường".

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh covid 19 tại trường THPT tây hiếu (TX thái hòa) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)