Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 52 - 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Bắc Kạn. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

-Phương pháp quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm việc của công chức trong KBNN, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng ngày

của tổ Kế toán, KSC như thế nào, trình độ tổ chức KSC NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn thế nào, những vấn đề gì liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo qua Kho bạc nhà nước Bắc Kạn là mục tiêu quan sát.

Bước 2: Thực hiện quan sát

-Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi:

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn từ phía các cán bộ làm công tác KSC về hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn.

- Đối tượng điều tra khảo sát:

Đối tượng điều tra khảo sát là các cán bộ làm công tác KSC tại KBNN tỉnh Bắc Kạn về hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn.

- Quy mô mẫu:

Số cán bộ làm công tác KSC tại KBNN tỉnh Bắc Kạn về hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn là 10 người nên tác giả tiến hành điều tra tổng thể đối với các cán bộ làm công tác KSC tại KBNN tỉnh Bắc Kạn về hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn.

- Tổng số phiếu phát ra: là 10 phiếu. Tống số phiếu thu về là 10 phiếu; 0

phiếu không hợp lệ và 10 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong

nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.

- Ý nghĩa của thang đo:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0,8

Thang đo của bảng hỏi

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý

2 1.81 - 2.60 Không đồng ý

3 2.61 - 3.40 Không ý kiến

4 3.41 - 4.20 Đồng ý

2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu từ các văn bản như luật ngân sách Nhà nước và các văn bản có tính pháp quy hướng dẫn cụ thể hóa công tác KSC NSNN tại KBNN, đánh giá công tác kiểm soát chi trên cơ sở thực tế tại nơi công tác và tham khảo các tài liệu, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Sử dụng số liệu báo cáo tại tổ kế toán của KBNN Bắc Kạn như: Các báo cáo chi NSNN, báo cáo từ chối kiểm soát chi các khoản thanh toán và các số liệu liên quan khác.

Thông tin thứ cấp được thu thập từ công tác điều tra thực tế chứng từ chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại tổ kế toán và công tác kiểm soát chi của cán bộ kế toán làm nhiệm vụ kiểm soát chi, thu thập số liệu chi ngân sách nhà nước đã qua kiểm soát từ các báo cáo chi NSNN, báo cáo kiểm soát chi và các loại báo cáo tổng hợp khác.

Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội, dân số, lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được lập thành bảng biểu, sau đó tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu (Các báo cáo và các nguồn thông tin khác) được chọn lọc và nhập vào máy tính để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích luận văn. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm chuyên dụng như Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với việc tính toán, xử lý và tổng hợp thành các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứuvà xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và đánh giá số liệu về hiệu quả hoàn thiện công tác kiểm soát chi trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2019. Từ những nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi từ đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua đó xác định được kết quả của từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội

- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển KTXH của tỉnh Bắc Kạn: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán NSNN qua KBNN Bắc Kạn.

- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm được do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ NSNN đối với các đơn vị sử dụng NS qua KBNN Bắc Kạn

cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN.

2.2.4.2. Chỉ tiêu về kiểm soát chi NSNN

- Định mức chi NSNN: Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2016-2018. Các quyết định quản lý định mức chi NSNN của cấp trên vào ngân sách tỉnh Bắc Kạn.

- Kiểm soát việc lập dự toán chi NSNN: Những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dự toán chi NSNN để đảm bảo dự toán đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.

- Kiểm soát việc thực hiện dự toán chi NSNN: Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN trong năm so với số dự toán giao đầu năm.

- Kiểm soát công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản chi NSNN: Số lượng các chứng từ chi hạch toán sai được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra. Số tiền đã xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chi NSNN. Từ những khoản chi được phát hiện và thu hồi nộp trả NSNN giúp cơ quan tài chính quản lý tốt được việc quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi NSNN, tránh thất thoát vốn NN, rút kinh nghiệm trong các khoản chi sai NSNN.

- Kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

-Số tiền từ chối thanh toán qua KSC thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo tại KBNN Bắc Kạn 3 năm, từ năm 2017 đến năm 2019; chỉ tiêu này được xác định:

𝑆ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝐾𝐵𝑁𝑁 𝑡ừ 𝑐ℎố𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐á𝑐 đơ𝑛 𝑣ị đề 𝑛𝑔ℎị 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 − 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝐾𝐵𝑁𝑁 𝑐ℎấ𝑝 𝑛ℎậ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

- Công tác Kiểm soát chi NSNN được đánh giá thông qua việc thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán, kiểm tra... và quá trình quản lý chi NSNN đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.

Chương 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)