Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo
dục đào tạo tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn.
3.4.1 Những kết quả đạt được
Hiện nay các trường THPT trên địa bản tỉnh Bắc Kạn đều thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Với cơ chế này đã thực sự nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động của cán bộ, vai trò tự chủ về kinh phí, trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị.
Các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện theo Nghị định số 43; Nghị định số 16 về cơ chế tự chủ tài chính đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan Tài chính, KBNN để kiểm soát chi. Do đó, các khoản chi cơ bản ban đầu đã được KBNN kiểm soát trước khi đơn vị được duyệt rút dự toán chi.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Bắc Kạn triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc nhà nước trên địa bàn hay còn được gọi là phần mềm TABMIS.
Ưu điểm của Tabmis đem lại là hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính. Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của Quốc gia.
3.4.2 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác kiểm soát chi NSNN cho GD&ĐT vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
- Định mức phân bổ do UBND tỉnh ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài, trong khi giá cả thị trường biến động mạnh, vì vậy nhiều đơn vị chưa chủ động được kinh phí của đơn vị mình.
- Dự toán lập hàng năm chưa sát với nhu cầu sử dụng, cuối năm quyết toán chênh lệch cao gây khó khăn cho quá trình điều hành ngân sách địa phương.
- Chưa xác định rõ yêu cầu nội dung cụ thể trong việc lập, phân bổ dự toán chi các chế độ, chính sách tăng thêm, chính sách mới ban hành nên khó đảm bảo sự tập trung thống nhất. Trách nhiệm báo cáo của các trường học về tình hình thực hiện các năm trước về dự kiến các nhiệm vụ chi và chi theo lĩnh vực chưa được qui định cụ thể dẫn đến các cơ quan chủ trì lập dự toán không có đủ căn cứ, số liệu
để đánh giá dự toán. Kết quả kiểm toán cho thấy một số phòng, ban lập dự toán chi theo lĩnh vực còn sơ sài, thiếu thuyết minh tính toán, chất lượng dự toán thấp.
- Lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra tài chính còn mỏng so với số lượng đơn vị thụ hưởng ngân sách của các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT.
- Việc quyết toán ngân sách cho GD&ĐT ở các trường mới chỉ kiểm tra chứng từ, chứ chưa kiểm soát được các khoản chi thực và chất lượng của chúng.
- Đội ngũ kế toán ở các trường còn nhiều hạn chế năng lực chuyên môn. - Chuyên ngành đào tạo của kế toán các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT chưa sát với công việc đảm nhiệm, chủ tài khoản các trường không nắm hết được nghiệp vụ, cứ tưởng đơn giản là thu học phí, chi những khoản thường xuyên,…Khi thực tế có những khoản chi kế toán không hạch toán đúng mục lục ngân sách, báo cáo tài chính không đầy đủ mẫu biểu, không phản ánh được hết tình hình tài chính tại đơn vị,… là những hạn chế đang tồn tại.
Từ những hạn chế trên, hệ quả làm dự toán cho năm tài chính không được chính xác, trong kỳ phải bổ sung dự toán diễn ra cả những ngày của cuối tháng 12. Điều này làm ảnh hưởng tới tính chủ động của đơn vị sử dụng ngân sách do khi nhận được kinh phí bổ sung chỉ còn ít ngày để tổ chức thực hiện.
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Các văn bản hướng dẫn trong quá trình thanh toán qua hệ thống KBNN làm cơ sở cho các trường thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 43; Nghị định số 16 chưa thật sự hiệu quả, cơ chế xin-cho vẫn còn tồn tại.
- Định mức chi được xây dựng chưa sát với tình hình thực tế của các trường vì với trường có số lượng học sinh giảm nhưng nếu áp dụng theo định mức chi hiện hành thì không đủ kinh phí hoạt động do bộ máy hoạt động không giảm, giáo viên vẫn phải giảng đủ số tiết theo quy định…
Định mức ngân sách phân bổ cho các trường chưa hợp lý, do các khoản chi thường xuyên luôn biến đổi theo tình hình KT - XH của tỉnh và của huyện, gây khó khăn cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
hưởng ngân sách mà thường dựa vào số liệu ước thực hiện và những định hướng nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước xây dựng nên.
Tâm lý chung của các cơ quan thụ hưởng ngân sách, khi lập dự toán thường không căn cứ vào nhiệm vụ được giao, không căn cứ vào dự toán ngân sách năm trước để lập. Hệ quả, mỗi đơn vị dự toán đều lập quá cao, gây không ít khó khăn cho cơ quan thẩm định. Chất lượng dự toán chưa cao, thuyết minh dự toán còn sơ sài.
Thời gian thẩm tra dự toán hiện nay còn ngắn nên chưa phát huy được năng lực của cán bộ làm công tác thẩm định.
Chưa chú trọng đến chất lượng của dự toán đầu ra, hiện chỉ đang tính đến khả năng cân đối ngân sách.
- Công tác điều hành và cấp phát kinh phí. Do dự toán ngân sách lập chưa sát với nhu cầu sử dụng nên dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí phải bổ sung, hoặc trong năm có các chế độ chính sách tăng thêm do thay đổi cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, việc xin cấp bổ sung ngân sách cho các trường còn nhiều khó khăn, do đó gây ảnh hưởng tới hoạt động của các trường.
Thủ tục cấp phát, thanh toán còn rườm rà, khó khăn, không khách quan, làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh phí đến được với đơn vị thụ hưởng ngân sách.
- Công tác quyết toán và kiểm toán các khoản chi. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi quyết toán còn chậm so với quy định. Việc lập quyết toán và tổng hợp quyết toán NSNN còn bị xem nhẹ. Chất lượng chưa cao, còn sơ sài, báo cáo tài chính thiếu mẫu biểu theo quy định. Việc theo dõi và kiểm tra công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán không được thường xuyên. Chế độ báo cáo chưa đúng thời gian quy định. Đối với cơ quan tài chính khi duyệt quyết toán, chủ yếu kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN