CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Những kết quả đạt đƣợc
Qua 47 năm xây dựng và trƣởng thành, cùng với sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng thì thƣ viện trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 3 luôn là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc cải tiến phƣơng pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. Năm học 2021 – 2022 với nhiều giải pháp nâng cao các hoạt động công tác thƣ viện, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trƣờng đã mang lại những kết quả đáng kể nhƣ sau:
Thƣ viện với 2 phòng đọc dành cho giáo viên và học sinh liên thông nhau tạo một cảm giác gần gũi giữa thầy và trò. Trò có gì không hiểu thì có thể trực tiếp sang hỏi thầy. Thầy có nhiều thời gian để theo dõi về những biến đổi trong trò và có phƣơng pháp tiếp cận trò hiệu quả hơn. Cách tổ chức kho mở - đọc tự chọn đã thu hút lƣợng học sinh đến sử dụng thƣ viện ngày một tăng. Nếu nhƣ năm học trƣớc, số lƣợng học sinh đến thƣ viện là 50 – 60 lƣợt/ ngày thì năm học này, số lƣợng học sinh đến thƣ viện đã tăng lên 80 – 85 lƣợt/ ngày. Cứ sau mỗi tiết học, đặc biệt là sau tiết 2 (thời gian ra chơi nhiều hơn) vào buổi sáng là các em lại tranh thủ ùa vào đọc báo hoa học trò, văn học tuổi trẻ, toán hoạc tuổi trẻ, bách khoa tri thức, những nền văn minh thế giới… và không quên mƣợn về những tài liệu tham khảo phục vụ học tập. Buổi chiều là thời điểm lí tƣởng hơn, vì thời gian ra chơi sau giờ học thêm kéo dài, các em lại tìm đến thƣ viện và đắm say trong sách, báo, tài
50 liệu nhiều hơn. Nhìn những hình ảnh này, cảm giác trong tim tôi lại rộn ràng khó tả.
Với cơ sở vật chất ngày càng khang trang cùng những hoạt động phong phú, thƣ viện trƣờng đã tạo nên nét đẹp văn hóa đọc và hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đổi mới giáo dục.
Mặc dù thƣ viện đang đứng trƣớc nhiều thử thách do sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin, làm ảnh hƣởng nhiều đến sự đi xuống của văn hóa đọc nhƣng bản thân tôi là một cán bộ thƣ viện có chuyên môn, tâm huyết đã và đang cố gắng duy trì, củng cố và phát triển nó từng ngày. Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức các hoạt động phong phú, hiệu quả nhằm thu hút ngày càng nhiều giáo viên và học sinh đến sử dụng thƣ vện. Với phong trào “góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”, đã có nhiều cuốn sách đƣợc tặng, làm phong phú thêm kho tài liệu thƣ viện nhà trƣờng. Mỗi học sinh có điều kiện có thể tặng một cuốn sách trở lên vào thƣ viện trƣờng để đƣợc phân phối về thƣ viện góc lớp. Tiêu biểu có bạn Phan Khánh Linh lớp 11A2, bạn Phạm Thị Việt Mỹ, bạn Hồ Thị Nguyệt lớp 11A1 và nhiều bạn khác nữa đã góp phần không nhỏ vào vốn tài liệu của thƣ viện. Nhiều giáo viên đã ủng hộ cho thƣ viện nhà trƣờng những cuốn sách có giá trị, ý nghĩa, điển hình nhƣ thầy Cù Nguyên Long, cô Hồ Thị Bình, cô Tô Thị Xuân, thầy Hoàng Danh Hùng…
Ngoài ra, trong năm học này thƣ viện nhà trƣờng còn nhận đƣợc các nguồn tài trợ sách, tài liệu từ các mạnh thƣờng quân là các “Hội hội học sinh cũ – công tác tại thị xã Hoàng Mai” là 200 cuốn, nhà thơ Hồ Thân Tình (học sinh cũ) là 80 cuốn và nhiều các loại sách về văn hóa các dân tộc, âm nhạc, mĩ thuật dân gian… của UBND tỉnh và Sở Văn hóa – Thông tin cấp, tặng… đã làm phong phú, đa dạng thêm nguồn tài liệu cho thƣ viện nhà trƣờng.
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách đƣợc đẩy mạnh. Đặc biệt năm học này, bản thân tôi đã áp dụng công nghệ thông tin và học cách làm vi deo giới thiệu sách từ các phần mềm để quảng bá hình ảnh của thƣ viện trƣờng cũng nhƣ để cách tiếp cận tài liệu tới bạn đọc một cách nhanh chóng, lan rộng mà vẫn gây đƣợc sự chú ý, thích thú mới lạ. Trang mạng xã hội “Thƣ viện trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 3 – Nghệ An” đã thu hút đƣợc hàng nghìn bạn đọc yêu thích, theo dõi và nhận đƣợc nhiều phản hồi tích cực từ các ban giám hiệu, đoàn trƣờng, chi đoàn giáo viên và học sinh…
Rất nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, sáng tạo khác nhau nhƣ cuộc thi “Vẽ tranh theo sách”, thi tuyên truyền văn hóa đọc năm học 2021 – 2022 (hƣởng ứng tuần lễ đọc sách năm 2021) do Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An phát động bằng hình thức gửi video, clip (do ảnh hƣởng của đại dịch covid), “Mƣời phút của thƣ viện” (giữa giờ ra chơi), giới thiệu sách trên bảng tin, giới thiệu các thƣ mục chuyên đề trên bảng thông báo của thƣ viện… đã thu hút đƣợc nhiều cá nhân, tập thể lớp tham gia. Nhiều tác phẩm dự thi có chất lƣợng, đầu tƣ có chiều sâu và đánh
51 giá đƣợc kĩ năng chuyên nghiệp trong việc truyền bá, lan tỏa tình yêu sách của các em tới cộng đồng.
Để nuôi dƣỡng thói quen đọc sách cho học sinh, mỗi phòng học trong nhà trƣờng đều đƣợc trang bị tủ sách góc lớp do phụ huynh, học sinh và giáo viên quên góp sách cũng nhƣ công sức lập nên. Cán bộ thƣ viện và cộng tác viên cũng đã hƣớng dẫn các em thƣờng xuyên luân chuyển sách giữa các lớp để học sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều sách mới, sách hay. Các tủ sách này đã tạo ra “hệ sinh thái đọc” giúp học sinh học tập chủ động, tri thức lĩnh hội đƣợc tƣơng tác, niềm đam mê khám phá, đời sống tâm hồn đƣợc nuôi dƣỡng. hệ thống tủ sách đến từng lớp học cũng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, tạo nền tảng nhân văn hơn bao giờ hết.