VHDG và văn học viết

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

2.2.2 .VHDG và môi trường văn hóa, xã hội xưa và nay

2.2.3. VHDG và văn học viết

VHDG ảnh hưởng đến văn học viết về cả nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, hai nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt dòng chảy của văn học Việt nam là chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo cũng khởi nguồn từ VHDG. Về nghệ thuật, văn học viết cũng kế thừa từ VHDG những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ lục bát, song thất lục bát; là các biện pháp tu từ; các chất liệu sáng tác. VHDG còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn học viết. Do thời gian ra đời, các tác phẩm văn học viết, đặc biệt văn học hiện đại gần gũi với các em hơn nên việc liên hệ sẽ giúp các em nhận ra muốn hiểu văn học viết không thể tách rời cội rễ sâu xa của nó là VHDG. Sau đây là một số ví dụ:

- Khi dạy bài Khái quát văn học dân gian, để HS nhận thức được giá trị thẩm mĩ của VHDG, GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu trước một số ví dụ về tác phẩm văn học viết lấy đề tài, chất liệu, cảm hứng, cách diễn đạt quen thuộc của VHDG mà các em đã từng học hoặc từ các kênh thông tin khác. Với sự phát triển của công nghệ, các em được tiếp cận với nguồn tư liệu giàu có từ mạng Internet nên dễ dàng tìm được rất nhiều. Đó là yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục, môtíp thân em với đề tài người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ lục bát của Nguyễn Du, hình ảnh con cò trong thơ Chế Lan Viên... là những tác giả, tác phẩm các em đã học. Nhiều tác phẩm sắp tới các em sẽ được học như Thương vợ của Tú Xương, Tương tư của Nguyễn Bính, Việt Bắc của Tố Hữu, Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. GV cho HS đọc một vài câu cụ thể để khơi gợi sự hứng thú và giúp các em nhận thức được nếu không hiểu về VHDG thì cũng không thể hiểu được nền văn học dân tộc.

- Khi dạy Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi Đăm Săn), GV cho HS tìm hiểu trước và liên hệ đến khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – một tác phẩm tái hiện không gian, thời gian nghệ thuật, cách trần thuật, xây dựng nhân vật thấm đẫm chất sử thi. Từ đó HS hiểu rằng, một thể loại ra đời từ thời cổ đại, đã không còn tồn tại nhưng vẫn đổ bóng vào văn chương hiện đại.

- Khi dạy Tấm Cám, GV có thể hướng dẫn HS có thể liên hệ đến bài thơ Truyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ hoặc Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu trải qua cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Những câu thơ đó là những lời ca sâu lắng khẳng định triết lí nhân sinh sâu sắc và sức sống bất diệt của truyện cổ tích Tấm Cám.

- Khi dạy Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng THủy, GV có thể hướng dẫn HS có thể liên hệ đến rất nhiều bài thơ. Có thể nói với câu chuyện tình ngang trái bi thương giữa công chúa Âu Lạc và hoàng tử Nam Việt trong tác phẩm đã tạo nên nguồn cảm hứng vô cùng mãnh liệt cho người đời sau. GV có thể cho HS tìm hiểu những bài thơ lấy cảm hứng từ tác phẩm như Mị Châu Trọng Thủy của Tản Đà, ba bài thơ có tựa đề là Mị Châu của Tố Hữu, Anh Ngọc, Vương Trọng...Từ đó lí giải vì sao tác phẩm lại có sức hấp dẫn mãnh liệt như vậy và thông điệp mà cha ông gửi gắm một cách đầy ám ảnh, trăn trở là gì?

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)