2.2.2 .VHDG và môi trường văn hóa, xã hội xưa và nay
2.2.4. VHDG và nghệ thuật đương đại
Các em HS thế hệ 2k sinh ra và sống trong thời đại công nghệ thông tin với sự bùng nổ của các loại hình giải trí khác nhau từ điện ảnh, truyền hình, truyền thông, vô số các thể loại nhạc và game khác nhau. GV không thể bắt các em phải nghe dân ca trong khi các em chỉ thích nghe nhạc trẻ. GV không thể bắt các em đọc truyện cổ tích, thưởng chèo khi mà các em lại háo hức với phim điện ảnh mới ra rạp. Sự khiên cưỡng không bao giờ mang lại hiểu quả giáo dục tốt nhất và lâu bền nhất. Vì vậy, thay vì bắt, GV hãy là người bắc chiếc cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa nghệ thuật đương đại và văn học, văn hóa dân gian.
Trước khi học phần VHDG, GV hướng dần HS tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật đương đại có sử dụng chất liệu hoặc lấy cảm hứng từ VHDG. Không khó để các em tìm được những tác phẩm như vậy. Như chúng tôi đã điểm qua ở trên. Đó là các bộ phim Thằng Bờm, Trạng Quỳnh, Tấm Cám chuyện chưa kể, Bắc Kim Thang. Nhiều bài hát giới trẻ yêu thích sử dụng chất liệu VHDG như Bống bống bang bang;
Không thể cùng nhau suốt kiếp, Để Mị nói cho mà nghe, Người ơi người ở đừng về...
Trong quá trình học trên lớp, GV có thể mở cho HS nghe và hát theo một vài đoạn ở phần khởi động những bài có liên quan. Ví dụ:
- Bài hát Bống bống bang bang khi học Tấm Cám
- Đoạn hò sông Hương trong Không thể cùng nhau suốt kiếp hoặc Người ơi
người ở đừng về khi học ca dao
Một khởi đầu bài học như thế chắc chắn sẽ khuấy động được không khí lớp học, đem lại một trạng thái vô cùng phấn khích.