Áp dụng thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 42)

III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

3. Áp dụng thực nghiệm

- Áp dụng tại các lớp 10C5, 10C9, trường THPT Tân Kỳ.

- Thực nghiệm một kế hoạch bài dạy (Bài Khái quát VHDG - 1 tiết) tại các lớp 10C5, 10C9 trường THPT Tân Kỳ.

Kế hoạch bài dạy: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (1 tiết) HƯỚNG DẪN CHUẦN BỊ BÀI:

+ Đọc trước bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong SGK.

+ Ghi tên các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm theo bộ phận, giai đoạn sáng tác, thể loại.

+ Tìm các tác phấm văn học viết có sử dụng chất liệu văn học dân gian.

+ Hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……….. Lớp: ……… Bài học: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Thể loại Dấu hiệu nhận diện Ví dụ

1 2 3

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được: Khái niệm, các đặc trưng cơ bản, những thể

loại chính, những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm và tóm tắt các ý chính của bài - Tìm và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu

3. Về thái độ:

- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học sử

- Hình thành sự tự tin khi trình bày kiến thức lịch sử văn học, tác phẩm văn học - Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học dân gian Việt Nam - Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến văn học dân gian Việt Nam - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về VHDG Việt Nam

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản, giá trị của VHDG Việt Nam

- Năng lực phân tích, so sánh đặc trưng của mỗi thể loại trong VHDG Việt Nam - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận và năng lực sáng tạo

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; máy chiếu; phiếu học tập

- Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000)

2. Chuẩn bị của HS:

+ SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn, vở ghi. + Đọc trước bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10 (tập 1).

+ Ghi tên các tác phẩm VHDG Việt Nam đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm theo bộ phận, thể loại để hoàn thành phiếu học tập; Tìm một số tác phẩm nghệ thuật sử dụng chất liệu VHDG.

+ Tập diễn xướng một số thể loại VHDG: Hát dân ca, hát chèo, hò...

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Tạo tâm thế hưng phấn cho HS tiếp cận bài mới. HS tập trung vào những hiểu biết về VHDG - Phương pháp, kĩ thuật: Chơi trò chơi tiếp sức

* Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức HS chơi trò tiếp sức: Chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 thành viên và đặt tên cho mỗi đội (HS tự chọn tên hoặc GV đặt: Đội Núi Hồng Và đội Sông Lam). GV chia đôi bảng và quy định phần bảng của mỗi đội. Lần lượt thành viên của mỗi đội lên bảng viết những tên những tác phẩm VHDG mà đội mình biết. Sau 2 phút đội nào viết được nhiều hơn, chính xác hơn đội đó sẽ giành phần thắng. Từ kết quả của trò chơi, GV sẽ dẫn dắt các em tìm hiểu bài học (Chơi trò chơi)

GV giới thiệu bài mới

- Thực hiện nhiệm vụ: HS 2 nhóm lần lượt lên bảng viết

- Kết luận: GV nhận xét kết quả và vào bài mới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (30 phút) * Mục tiêu/Phương phá p/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu:

+ Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. + Những thể loại chính của văn học dân gian. + Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.

- Phương pháp, kĩ thuật: Đóng vai, hoạt động nhóm, liên hệ mở rộng,

* Tổ chức thực hiện:

I. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu lên tivi

- Video bà ru cháu bằng một câu ca dao - Hình ảnh Tranh Đông Hồ

- Hình ảnh một đoạn văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du Yêu cầu HS tìm hiểu:

- Sự khác biệt về chất liệu của văn học dân gian và hội họa dân gian.

- Sự khác biệt về phương thức lưu truyền của văn học dân gian và văn học viết

Từ đó nhận xét chung về đặc trưng của văn học dân gian

Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và nhận diện vấn đề. Kết luận:

* Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ:

Ngôn từ trong tác phẩm VHDG là ngôn từ nghệ thuật đa nghĩa, giàu hình ảnh và màu sắc biểu cảm.

* VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng

- Truyền miệng là sự ghi nhớ kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn

cho ng khác nghe, xem.

- Truyền miệng theo không gian, thời gian.

- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dưỡng: nói, hát, kể, diễn

2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

Chuyển giao nhiệm vụ: Các em vừa mới bước sang một trang mới trên hành

trình tìm kiếm và chinh phục giấc mơ đèn sách của cuộc đời với nhiều hi vọng vào tương lai phía trước... Lấy cảm hứng từ đó, các em hãy làm một bài thơ lục bát khoảng hai đến bốn câu. Các em cũng có thể sử dụng những cách mở đầu quen thuộc trong ca dao như ai ơi, bao giờ, ước gì... Chỉ cần các em có ý tưởng, có tứ thơ, các em cứ mạnh dạn trình bày, sau đó các bạn khác sẽ lần lượt sửa chữa, bổ sung, thay đổi cho hoàn thiện. (Đóng vai vào quá trình sáng tác tập thể). Quá trình các em vừa làm có thể xem là mô phỏng quá trình sáng tác tập thể của VHDG. Từ đó rút ra quá trính sáng tác tập thể diễn ra như thế nào? Hệ quả của quá trình sáng tác tập thể là gì?

Thực hiện nhiệm vụ: HS cùng đóng vai để tạo ra sản phẩm và rút ra được quá

trình sáng tác tập thể

Kết luận:

- Quá trình sáng tác tập thể :

+ Ban đầu: có thể do một người sáng tác

+ Sau đó: tập thể truyền miệng (qua nhiều người, nhiều địa phương, nhiều thế hệ), tác phẩm được sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh.

+ Cuối cùng: tác phẩm trở thành tài sản chung của tập thể, không thể nhớ và không cần nhớ ai từng là tác giả.

- Hệ quả của quá trình sáng tác tập thể: Văn học dân gian có tính dị bản

=> Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản, thể hiện sự gắn bó

mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian:

Chuyển giao nhiệm vụ: Từ kết quả trò chơi ở phần khởi động và phiếu học tập

đã chuẩn bị, GV yêu cầu HS nói rõ thể loại từng tác phẩm -> Nêu các thể loại VHDG và đặc điểm nổi bật của từng thể loại

Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết của mình và quá trình chuẩn bị bài

để thực hiện nhiệm vụ

Kết luận:GV dùng máy chiếu chiếu hệ thống thể loại VHDG kèm theo các ví dụ.

III. Những giá trị cơ bản của VHDG:

Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm. Chia lớp thành 3 nhóm, thời gian 5

phút thực hiện yêu cầu:

- Nhóm 1: Chia sẻ những tri thức mà các em học được từ các tác phẩm VHDG. Từ đó trình bày giá trị nhận thức của VHDG.

- Nhóm 2: Chia sẻ những bài học thấm thía mà các em học được từ các tác phẩm VHDG. Từ đó trình bày giá trị giáo dục của VHDG.

- Nhóm 3: Tìm một số tác phẩm văn học viết, nghệ thuật đương đại có sử dụng chất liệu VHDG. Từ đó trình bày về giá trị thẩm mĩ của VHDG.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động theo nhóm và sau đó trình bày, các nhóm

nhận xét, bổ sung lẫn nhau.

Kết luận:

1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:

- VH dân gian là kho tàng tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống con người, dân tộc: kiến thức về tự nhiên, xã hội, kinh nghiệm sản xuất , phong tục, quan điểm… - VH dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

- Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền với thời gian.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

- Văn học dân gian giáo dục: tinh thần yêu nước nhân đạo, tinh thần đấu tranh để bảo vệ, giải phóng con người khỏi cái ác, bất công.

- VHDG góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: yêu quê hương đất nước, tinh thần kiên trung, đức hi sinh và vị tha, yêu đồng loại, ….

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở thành mẫu mực về nghệ thuật đem đến cho con người vẻ đẹp của văn học, ngôn ngữ tiếng Việt, làm say đắm lòng người.

- VHDG là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết .

Hoạt động 3: Luyện tập. (4 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật: Trình bày một phút.

- Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: HS thảo luận nhóm theo bàn

Câu hỏi: Trình bày trong 1 phút đặc trưng, các thể loại và giá trị của VHDG và điền vào điền vào sơ đồ:

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

- Nhớ lại những câu chuyện, những lời ru của bà, của mẹ,... mà anh (chị) đã từng

nghe.

- Tập hát một điệu dân ca quen thuộc.

- Sử dụng chất liệu văn học dân gian để hình thành ý tưởng cho một tác phẩm nghệ thuật (có thể là thơ, kịch, phim, hội họa).

- Làm một video với nội dung: Chất VHDG trong nghệ thuật đương đại

ĐẶC TRƯNG

GIÁ TRỊ

4. Đúc rút sáng kiến

Đề tài của chúng tôi đã được ấp ủ, hình thành và thể nghiệm trong khoảng thời gian từ năm học 2019 đến nay. Chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề về VHDG, về phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, đồng thời tiến hành khảo sát GV và HS không chỉ trong trường mà cả các trường trong huyện. Từ những nghiên cứu và khảo sát đó chúng tôi đã đề xuất những biện pháp dạy học phần VHDG một cách hiệu quả, được đồng nghiệp ủng hộ và HS đón nhận. Những sản phẩm kiểm tra đánh giá của HS là minh chứng thuyết phục cho tính thiết thực của đề tài.

5. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh bổ sung

Đề tài “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho

HS khi học phần VHDG Việt Nam” đã đề xuất những biện pháp dạy học phù hợp

với phần VHDG như: Đóng vai (Đóng vai vào quá trình diễn xướng dân gian, đóng vai vào quá trình sáng tác tập thể, đóng vai các nhân vật văn học và tác giả VHDG);

Liên hệ, mở rộng (Văn bản VHDG được học và các dị bản, các mô típ, VHDG và

môi trương văn hóa, xã hội xưa và nay, VHDG và văn học viết, VHDG và nghệ thuật đương đại); Tổ chức trò chơi (Trò chơi cá nhân, trò chơi đội nhóm); Hoạt động

ngoại khóa (Câu lạc bộ văn học dân gian, tổ chức tham quan trải nghiệm, sưu tầm

VHDG địa phương); Đổi mới kiểm tra đánh giá.

Đây là những biện pháp có ý nghĩa to lớn trong việc trang bị cho GV những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để cái thiện thực trạng dạy học phần VHDG vốn có phần nhàm chán lâu nay; đem đến cho HS cách học mới, phát huy được năng lực của bản thân trong đó có năng lực sáng tạo, tăng thêm sự tự tin, năng động, bồi dưỡng những phẩm chất quan trọng như tình yêu đối với quê hương đất nước, với di sản văn hóa của cha ông

PHẦN III. KẾT LUẬN I. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI I. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1. Tính mới

Trong những năm trở lại đây, do yêu cầu đổi mới dạy học, việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới trong môn Ngữ văn trong đó có VHDG được nhiều GV đã quan tâm, áp dụng để tạo hứng thú cho người học. Những biện pháp đó được đúc rút trong một số sáng kiến kinh nghiệm hay các đề tài nghiên cứu như:

- Dạy học VHDG lớp 10 theo hướng phát triển năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Tác giả: Hoàng Thị Hiền Lương, trường THPT Phan Bội Châu

- Phát triển năng lực sáng tạo cho HS bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy - Tác giả Dương Thị Thao - THPT Cờ Đỏ

- Thiết kế và vận dụng Rubic vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho HS lớp 10 – Tác giả Lê Thanh Huyền, Trường THPT Phan Bội Châu

- Dạy học tác phẩm Tấm Cám theo hướng kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho HS – Nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhung; Trương Thị Hương, Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

- Trên Website của một số trường đại học và THPT cùng với các trang bog chuyên văn có đưa ra một số phương pháp dạy học VHDG nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS.

Những sáng kiến đó đã được áp dụng và tạo ra những hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy các đề tài trên chủ yếu đưa ra một phương pháp đối với một tác phẩm cụ thể hoặc chủ yếu hướng vào hoạt động trải nghiệm sau khi đã học xong phần VHDG trên lớp.

Đề tài của chúng tôi mới ở chỗ:

- Chúng tôi vừa bao quát trên tầm rộng là cả bộ phận VHDG vừa đưa ra các biện pháp có thể vận dụng vào tác phẩm cụ thể.

- Những biện pháp chúng tôi đưa ra chưa được đề cập đến trong các sáng kiến khác như tổ chức HS tham gia vào quá trình sáng tác tập thể để các em vừa hiểu sâu đặc trưng của VHDG vừa thích thú khi tạo ra được sản phẩm của lớp mình; tổ chức cho HS làm các thước phim tư liệu liên quan đến các bài học VHDG như văn hóa Tây Nguyên, lễ hội đền Cuông, hát ví dặm Nghệ Tĩnh...; tổ chức HS tham gia dự án sưu tầm VHDG địa phương huyện Tân Kỳ; tổ chức cuộc thi thiết kế trang phục nhân

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)